Thực trạng về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 56 - 60)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Thực trạng về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH

3.2.4.1. Đối với tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc

Về quản lý quỹ lương trích nộp BHXH, đây cũng là cơ sở quan trọng để lập kế hoạch thu BHXH. Cơ quan BHXH quản lý tốt quỹ lương trích nộp BHXH sẽ là điều kiện xây dựng kế hoạch thu BHXH sát với thực tế.

Số liệu Bảng 3.1 dưới đây cho thấy quỹ lương tăng liên tục qua các năm. Điều đó cũng có nghĩa là lao động có thu nhập tăng. Năm 2017 quỹ lương trích nộp BHXH là trên 27.640 triệu đồng, năm 2018 quỹ lương tăng lên là 29.054 triệu đồng, năm 2019 là 30.908 triệu đồng. Mặc dù quỹ tiền lương phản ánh số tăng dần qua các năm, nhưng nguyên nhân tăng chủ yếu do điều chỉnh theo mức lương tối thiểu vùng. Đối với khối các đơn vị nhà nước, đảng đoàn, xã phường thì chủ yếu do biến động điều chỉnh lương cơ sở. Đối với khối các doanh nghiệp ngoài nhà nước thì quỹ tiền lương chưa phản ánh đúng thực chất tiền lương của người lao động. Với việc không khai báo đầy đủ lao động, theo đó, quỹ lương trích nộp BHXH của đơn vị cũng không được kê khai đúng, đủ. Đây là vấn đề phổ biến xảy ra ở nhiều đơn vị sử dụng lao động, nhất là khối các đơn vị sản xuất kinh doanh chưa có hiệu quả.

Bảng 3.1: Tình hình quỹ lương trích nộp BHXH ở Huyện Ba Bể

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Quỹ lương trích nộp BHXH 27.640 29.054 30.908

Trong đó:

Khối DN Nhà Nước 255

Khối DN có vốn DTNN

Khối DN Ngoài quốc doanh 701 849 1.095

Khối HCSN,Đảng, Đoàn 22.703 23.916 25.347

Khối ngoài công lập

Khối hợp tác xã 8 18 28

Khối phường xã, thị trấn, 3.410 3.728 3.987 Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác

Thời gian qua, việc quy định về mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH được thực hiện trên cơ sở các quy dịnh đối với khu vực sử dụng nguồn tiền lương từ Ngân sách Nhà nước hoặc có tính chất tương đương ( Khu vực nhà nước) và nguồn do các đơn vị sử dụng lao động chi trả ( Khu vực ngoài nhà nước).

- Đối với khu vực Nhà nước

Mức tiền lương và phụ cấp làm căn cứ đóng BHXH được tính bằng hệ số (Bao gồm các khoản phụ cấp nếu có) nhân với mức tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.

Trên thực tế, các doanh nghiệp thường không chú ý đến các quy định về tiền lương vì không có gì liên quan (hoặc liên quan rất ít) đến tiền lương và thu nhập của người lao động. Tuy nhiên, do đây là căn cứ để thực hiện nghĩa vụ đóng góp BHXH và giải quyết các chế độ về BHXH cho người lao động nên đơn vị phải thực hiện nghiêm túc theo quy định, bất kể làm ăn có lãi, hay thua lỗ. Mặt khác, các loại lương và phụ cấp do Nhà nước quy định thống nhất và mọi đơn vị phải thực hiện một cách bắt buộc.

- Đối với khu vực ngoài Nhà nước

Mức tiền lương căn cứ đóng BHXH của doanh nghiệp và người lao động và tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp (nếu có) được thỏa thuận ghi trên hợp đồng lao động của người lao động.

Có một thực tế là, hiện nay các doanh nghiệp này, nhất là những doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp thường chậm tuân thủ, hoặc tuân thủ rất hạn chế quy định của Pháp luật về hợp đồng lao động, do đó cơ quan BHXH cũng như các cơ quan pháp luật khi thực hiện việc kiểm tra thường gặp rất nhiều khó khăn vì không có hợp đồng lao động. Mặt khác, do doanh nghiệp được sử dụng mức tiền lương hợp đồng làm căn cứ trích nộp BHXH mà không có gì ràng buộc, ngoại trừ quy định về mức tiền lương tối thiểu chung và mức lương tối thiểu theo vùng, dẫn đến nếu doanh nghiệp buộc phải

ký hợp đồng lao động thì cũng chỉ ký với mức lương rất thấp so với thực tế trả người lao động để giảm nghĩa vụ trích nộp BHXH theo quy định.

Trong thực tế các doanh nghiệp khi thực hiện Luật BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động đã lách luật bằng cách trả lương cho người lao động gồm 2 phần: Lương tối thiểu và các khoản thu nhập khác (như lương kinh doanh, phụ cấp công việc…), khi đóng BHXH, BHYT, BHTN chỉ đóng theo mức lương cơ bản ghi trong hợp đồng, sự chênh lệch giữa thu nhập thực tế và lương cơ bản là rất lớn có khi gấp gần chục lần. Như vậy, có thể nói quy định về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH hiện nay đã bộc lộ một số điểm bất hợp lý sau:

- Mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH thấp hơn nhiều so với tiền lương thực tế trong các đơn vị trả cho người lao động. Vì cơ sở trích nộp BHXH là mức lương ghi trong hợp đồng lao động của từng người lao động, không có điểm nào chung với thu nhập, dẫn đến tình trạng chủ doanh nghiệp muốn đóng BHXH cho người lao động làm, với mức lương cao, thấp ra sao là hoàn toàn do hảo tâm của các chủ doanh nghiệp.

- Đối với những doanh nghiệp ngoài Nhà nước xảy ra những bất cập như vậy, còn đối với khu vực Nhà nước cũng xảy ra những bất cập khác. Doanh nghiệp Nhà nước người lao động được hưởng lương theo thang, bảng lương do Nhà nước quy định được sử dụng 5 năm cuối để làm căn cứ tính hưởng chế độ hưu trí, các đơn vị, khu vực Nhà nước để nâng lương sớm, lên lương nhảy bậc, nâng bậc trong những năm chuẩn bị về hưu để được đóng và hưởng hưu trí với mức cao. Do vậy tạo ra sự so sánh, phân bì của các doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật BHXH với nhiều hình thức khác nhau.

Thời gian qua, BHXH huyện Ba Bể đã thực hiện các quy định về mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, đảm bảo hết sức chặt chẽ, nghiêm ngặt và thống nhất trong toàn bộ lực lượng lao động làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động thuộc các thành phần kinh tế.

Quy định về tiền lương của người lao động dùng để làm cơ sở đóng BHXH trong các đơn vị thuộc khối HCSN, DNNN và các tổ chức chính trị - xã hội của Nhà nước vẫn căn cứ vào hệ số thang, bảng lương do Nhà nước ban hành mà không căn cứ vào thu nhập thực tế của người lao động. Việc quy định tiền lương làm căn cứ đóng BHXH hiện nay còn bộc lộ một số điểm bất hợp lý sau:

- Tiền lương làm căn cứ thực hiện nghĩa vụ đóng góp BHXH không phải là tiền lương thực tế của người lao động, dẫn đến tình trạng:

+ Đối với khu vực áp dụng chế độ tiền lương do Nhà nước quy định tạo ra tính bình quân trong việc đóng và hưởng BHXH. Mức đóng thấp so với lương thực tế tạo ra sự so sánh của các đơn vị khác, dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật BHXH.

+ Đối với khu vực ngoài quốc doanh: Không minh bạch trong việc thực hiện chế độ trích nộp BHXH, các doanh nghiệp không ký HĐLĐ hoặc chỉ ghi mức lương rất thấp trên HĐLĐ để trốn hoặc giảm nghĩa vụ đóng góp BHXH.

Tóm lại, quy định hiện hành về tiền lương đóng BHXH phù hợp với giai đoạn đầu, khi mà hầu hết người tham gia BHXH chủ yếu ở khu vực Nhà nước, đến nay khi mà nền kinh tế chuyển đổi sang nền kinh tế nhiều thành phần, quỹ BHXH từng bước tự cân đối nhưng vẫn chưa mang tính áp đặt chủ quan của người hoạch định chính sách. Do vậy, cần phải nghiên cứu và quy định mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo mức lương thực tế của người lao động hoặc nâng tỷ lệ đóng góp từ 25,5% như hiện nay lên mức cao hơn.

3.2.4.2 Đối với tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện:

Bảo hiểm xã hội huyện Ba Bể thực thu hiện thu BHXH tự nguyện theo quy định như sau:

Mức đóng hằng tháng của người tham gia BHXH tự nguyện: M = 22% x M

Trong đó:

- Mdt: Mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng.

- Mtnt: mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn. Mtnt = CN + m x 50.000 (đồng/tháng)

Trong đó:

- CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời điểm đóng (đồng/tháng).

- m: Tham số tự nhiên có giá trị từ 0 đến n.

Mức thu nhập tháng người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Đối với tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện như trên, BHXH huyện Ba Bể thực hiện công tác tuyên truyền, tư vấn cho đối tượng tham gia cụ thể theo thu nhập hàng tháng mà đối tượng đang có nhằm đảm bảo cho việc thu nộp được thực hiện thường xuyên, không để gián đoạn làm mất quyền lợi của đối tượng tham gia BHXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)