Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách BHXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 92 - 96)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.1. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách BHXH

Trong thời đại kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển vững vàng buộc các doanh nghiệp phải quảng cáo, giới thiệu để mọi người biết đến thương hiệu, nhãn hiệu của công ty, từ đó mới đẩy nhanh việc tiêu thụ sản phẩm. Đối với lĩnh vực BHXH cũng vậy, muốn các doanh nghiệp chưa tham gia sẽ tham gia BHXH, những doanh nghiệp có ít người tham gia sẽ tham gia đầy đủ hơn thì cơ quan BHXH phải thực hiện công tác tuyên truyền đến từng người doanh nghiệp, từng người lao động để từ đó người sử dụng lao động sớm nhận thức được trách nhiệm phải tham gia BHXH cho người lao động cũng như việc người lao động thấy rõ được quyền lợi và lợi ích thiết thực khi tham gia BHXH. Nội dung tuyên truyền tập trung vào những vấn đề sau đây:

- Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về BHXH đến mọi doanh nghiệp và người lao động.

Do sự am hiểu về các văn bản quy phạm pháp luật của các chủ doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn hạn chế. Do vậy, tích cực tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật sẽ làm cho người sử dụng lao động sớm nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của họ phải thực hiện theo quy định của pháp luật là tham gia BHXH cho chính họ và người lao động làm việc trong doanh nghiệp họ quản lý. Cũng qua tuyên truyền nội dung các văn bản quy phạm pháp luật, người lao động sẽ nắm được quyền và nghĩa vụ trước pháp luật của mỗi người khi tham gia BHXH. Qua đó, người lao động thấy rõ hơn những lợi ích hợp pháp của họ khi được tham gia BHXH.

- Tuyên truyền, phổ biến các chế độ mà người lao động, người sử dụng lao động được hưởng khi tham gia BHXH.

Đối với người sử dụng lao động cần tuyên truyền, phổ biến để họ nhận thấy bên cạnh nghĩa vụ phải chấp hành pháp luật của nước ta, họ còn được những cái lợi căn bản như:

+ Giữ được nhiều lao động có trình độ tay nghề cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi làm việc lâu dài cho doanh nghiệp.

Với mức lương hợp lý cùng với việc đảm bảo các chế độ BHXH cho người lao động thì họ hoàn toàn yên tâm và cam kết làm việc lâu dài cho doanh nghiệp đó vì tâm lý chung của người Việt Nam là thích sự ổn định trong công việc. Điều này được giải thích tại sao trong các cơ quan hành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp nhà nước lại có nhiều người xin vào làm, công tác.

+ Sẽ thu hút, lôi kéo những người lao động có tay nghề cao, trình độ chuyên môn giỏi của các đối thủ cạnh tranh, người lao động từ các tỉnh khác đến công tác.

+ Làm giảm gánh nặng của doanh nghiệp về tài chính khi những người lao động gặp rủi ro trong quá trình lao động sản xuất như ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc tử vong. Nếu không tham gia BHXH cho người lao động thì khi người lao động gặp rủi ro nêu trên, chủ sử dụng lao động phải có trách nhiệm về tài chính đối với những người lao động đó.

+ Tránh được sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước

Với việc chấp hành đúng quy định của Bộ Luật Lao động, Luật BHXH và các văn bản quy phạm pháp luật về lao động sẽ tránh được sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng, tạo ra sự yên tâm công tác cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.

Đối với người lao động: Đối với người lao động cần tập trung tuyên truyền, phổ biến các chế độ chính sách, quyền lợi mà người tham gia BHXH

sẽ được hưởng trong suốt quá trình tham gia BHXH. Đại bộ phận người lao động trong các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ quan tâm đến cái lợi trước mắt, cụ thể là đồng lương hằng tháng mà họ nhận được chứ ít quan tâm đến các lợi ích lâu dài mà họ được hưởng. Với việc hàng tháng phải trích đến 10,5% (trong đó BHXH là 8%,BHYT là 1,5% và BHTN là 1%) từ tiền lương của họ để nộp cho cơ quan BHXH thì nhiều lao động không muốn. Họ chỉ muốn doanh nghiệp trả lương họ bao nhiêu thì họ sẽ được lĩnh bấy nhiêu. Công tác tuyên truyền phải làm nổi bật lên các chế độ liên quan đến BHXH là rất thiết thực cho người lao động như chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất, chế độ BHXH một lần và chế độ khám chữa bệnh BHYT.

Các hình thức tuyên truyền, quảng bá: Có rất nhiều hình thức tuyên truyền, quảng bá về văn bản quy phạm pháp luật cũng như là các chế độ chính sách về BHXH đối với chủ sử dụng lao động và người lao động như tuyên truyền qua các tờ rơi, pano, áp phích, tuyên quyền qua Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Bắc Kạn, đài phát thanh các huyện, thị xã, huyện. Phối hợp với các cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện tổ chức các buổi tuyên truyền trực tiếp.

+ Tuyên truyền qua tờ rơi: Đây là hình thức tuyên truyền tương đối dễ thực hiện và có hiệu quả cao vì tờ rơi rất dễ làm, và mọi người lao động dễ dàng tiếp cận, dễ đọc và còn làm tài liệu rất hữu ích cho chính người lao động khi muốn tìm hiểu sâu về BHXH. Tuy nhiên, tờ rơi phải được thiết kế nhỏ gọn, bắt mắt, nội dung và bố cục gọn gàng dễ hiểu, xúc tích, cô đọng phản ánh tương đối đầy đủ về các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về BHXH cũng như quyền, nghĩa vụ và các lợi ích được Nhà nước bảo vệ khi tham gia BHXH. Cũng có thể cơ quan BHXH phát hành cuốn sách bỏ túi như: “cẩm nang về BHXH” hay “những điều cần biết về BHXH”.

+ Tuyên truyền qua các cơ quan nhà nước khác: Việc tuyên truyền thực hiện chế độ, chính sách về BHXH không chỉ riêng cơ quan BHXH phải làm mà còn có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trên địa bàn huyện đặc biệt là phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động huyện và các cơ quan, tổ chức khác. Để làm được điều này đòi hỏi BHXH huyện cần chủ động tham mưu cho Thành uỷ, UBND chỉ đạo các cơ quan có liên quan tham gia trong công tác tuyên truyền thực hiện chế độ chính sách về BHXH trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, cơ quan BHXH chủ động ký hợp đồng với Ban Tuyên giáo Thành ủy, UBND xã, thị trấn trong việc tổ chức tuyên truyền thực hiện chế độ chính sách về BHXH. Việc tuyên truyền qua hệ thống đài phát thanh xã, thôn sẽ làm cho người lao động dễ tiếp cận các nguồn thông tin đó.

+ Tuyên truyền qua những người làm công tác BHXH: Mỗi cán bộ, công chức, viên chức làm công tác BHXH sẽ là một tuyên truyền viên hữu hiệu tại nơi làm việc và địa phương sinh sống. Việc tuyên truyền tập trung trước vào những người thân trong gia đình, những người sống trong làng, xã và những người quen, thân và chính những người được tuyên truyền đó lại trở thành một tuyên truyền viên khác đi tuyên truyền cho những người thân của họ. Với việc làm này dẫn đến những người có hiểu biết về BHXH một gia tăng, nhận thức của người dân nói chung và người lao động nói riêng về BHXH ngày một cao, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan BHXH tổ chức thực hiện và đối tượng tham gia BHXH ngày một tăng. Để làm được điều này cần phải đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên làm công tác BHXH giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và còn phải giỏi trong vấn đề giao tiếp. Đặc biệt phải tạo được niềm đam mê, yêu ngành, yêu nghề cho mỗi cán bộ, nhân viên cũng như gắn kết trách nhiệm trong phân công công việc.

- Kết hợp với các đài phát thanh, đài truyền hình tỉnh Bắc Kạn để phổ biến chính sách BHXH, cập nhập những thay đổi về chính sách, chế độ để mọi tầng lớp nhân dân được biết. Trong những năm qua đài phát thanh tỉnh đã

làm tốt vai trò truyền thông chính vì vậy trong những năm tới cần sử dụng hiệu quả công cụ truyền thông này.

- Mở rộng phạm vi, hình thức và nội dung thông tin tuyên truyền về các chế độ, chính sách. Cách thức nội dung tuyên truyền phải phong phú, đơn giản, dễ hiểu thu hút được đông đảo đối tượng tham gia như phát động cuộc thi viết tìm hiểu về chính sách BHXH, hay cuộc thi tuyên truyền viên BHXH giỏi. Tuyên truyền qua hệ thống mạng xã hội như qua Fanpage của ngành, qua zalo, facebook của cán bộ cơ quan BHXH và đội ngũ cộng tác viên….

- Mở rộng đội ngũ cán bộ đại lý chi trả, tập huấn về chính sách BHXH cho các cán bộ làm công tác BHXH tại các đơn vị SDLĐ. Bởi đây là lực lượng có vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền chính sách, chế độ BHXH và có hiệu quả cao. Ngoài ra, cán bộ BHXH cũng thường xuyên đến trực tiếp các đơn vị để phổ biến chế độ và giải quyết những thắc mắc của NLĐ.

Để có thể thực hiện tuyên truyền được tốt nhất đòi hỏi người cán bộ BHXH làm công tác tuyên truyền phải nắm bắt rõ tình hình thực tế. Sự tiếp xúc gặp gỡ sẽ làm cho thông tin tuyên truyền có tính hai chiều mang lại hiệu quả tuyên truyền cao hơn. Và qua đó người cán bộ làm công tác tuyên truyền cũng nắm bắt, đánh giá được thực tế tình hình nhận thức của người tham gia về chế độ chính sách để có biện pháp xử lý hoặc thay đổi cách tuyên truyền hổ biến nào cho tốt hơn, hiệu quả hơn.

Một số phương thức khác để tuyên truyền có hiệu quả là thông qua công đoàn, thay vì tổ chức tuyên truyền trực tiếp cho NLĐ, có thể tuyên truyền cho các cán bộ công đoàn của các đơn vị, các cán bộ công đoàn có trách nhiệm tuyên truyền cho NLĐ và yêu cầu chủ đơn vị SDLĐ tham gia BHXH để bảo vệ quyền lợi cho NLĐ. Cách thức tổ chức này vừa hiệu quả tiết kiệm chi phí về thời gian, nhân lực nhưng quy mô tuyên truyền lại rộng hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)