Thanh tra, kiểm tra về công tác thu BHXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 68 - 72)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.7. Thanh tra, kiểm tra về công tác thu BHXH

Công tác thanh tra, kiểm tra cũng là một biện pháp quan trọng trong việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật BHXH.

Cùng với việc phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật, thanh tra, kiểm tra còn đóng vai trò như một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu các vi phạm pháp luật, Thanh tra, kiểm tra, giám sát luôn là hiện thân của kỷ cương pháp luật, Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát dù được thực hiện dưới bất cứ hình thức nào, cũng luôn có tác dụng hạn chế, răn đe những hành vi vi phạm pháp luật BHXH, Mặt khác, các giải pháp được đưa ra từ hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát không chỉ hướng vào việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật BHXH, mà còn có tác dụng khắc phục các kẽ hở của chính sách, pháp luật, ngăn ngừa tận gốc mầm mống phát sinh những vi phạm pháp luật BHXH.

Hàng năm BHXH tỉnh, BHXH Huyện Ba Bể tổ chức kiểm tra tình hình đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với các đơn vị tham gia BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn.

Nội dung kiểm tra gồm: Tình hình đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN: Số lao động, hồ sơ tham gia, tiền lương, tiền công đóng BHXH, BHYT, BHTN của đơn vị, người lao động.

Kế hoạch kiểm tra: Căn cứ tình hình cụ thể của địa phương và kế hoạch kiểm tra do BHXH Việt Nam giao hàng năm, BHXH tỉnh, BHXH Huyện Ba Bể lập kế hoạch kiểm tra đối với các đơn vị đang tham gia BHXH, BHYT; Báo cáo UBND cùng cấp để có kế hoạch phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền hoặc thành lập đoàn kiểm tra để tổ chức thực hiện.

Phương pháp kiểm tra: Căn cứ hồ sơ đăng ký và hồ sơ điều chỉnh của đơn vị gửi cơ quan BHXH trong quá trình đóng BHXH, BHYT, BHTN, các thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT của đơn vị và người lao động do cơ quan BHXH gửi hàng tháng, hàng năm để kiểm tra, đối chiếu với hồ sơ, chứng từ đóng BHXH, BHYT, BHTN tại đơn vị như danh sách lao động trong biên chế của đơn vị, danh sách trả lương, HĐLĐ, các quyết định của đơn vị đối với người lao động; Các chứng từ chuyển tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN.

Lập biên bản về tình hình đóng BHXH, BHYT, BHTN và quản lý sổ BHXH của đơn vị.

Giải thích, hướng dẫn đơn vị khắc phục các sai sót, nhầm lẫn trong quá trình đóng BHXH, BHYT, BHTN theo đúng quy định của pháp luật, Các trường hợp đơn vị kê khai thiếu lao động hoặc kê khai nhầm mức tiền lương, tiền công của người lao động thì yêu cầu đơn vị kê khai điều chỉnh và đóng theo đúng quy định, Đối với những trường hợp vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT như trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN; Đóng không đúng tiền lương, tiền công của người lao động, thu tiền của người lao động nhưng không đóng, đóng không kịp thời, đóng không đủ số tiền phải đóng thì yêu cầu đơn vị truy đóng đủ cho người lao động, đồng thời báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

a, Tổ chức thanh kiểm tra công tác thu BHXH Huyện Ba Bể

Xác định nhiệm vụ thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và giảm nợ tới mức thấp nhất là mục tiêu hàng đầu trong công tác thu của ngành BHXH nói chung và BHXH Huyện Ba Bể nói riêng, thời gian qua BHXH huyện đã tích cực đưa ra các biện pháp nhằm giảm số nợ đọng đó là:

- Phân công cán bộ chuyên quản từng đơn vị, có trách nhiệm hướng dẫn và đôn đốc thu các đơn vị được giao, Sử dụng phần mềm quản lý thu SMS (01/01/2017 sử dụng phần mềm TST) hỗ trợ xác nhận các đơn vị tham gia BHXH, BHYT, BHTN nợ đến 03 tháng tiền đóng đối với đơn vị đóng hàng tháng, 6 tháng đối với đơn vị đóng hàng quý, 9 tháng đối với đơn vị đóng 6 tháng một lần thì cán bộ chuyên quản thu liên hệ và trực tiếp đến đơn vị để đôn đốc, đối chiếu thu nộp và lập biên bản đối chiếu thu nộp, Sau đó tiếp tục gửi văn bản đôn đốc đơn vị, 15 ngày gửi văn bản đôn đốc một lần; đồng thời gửi Tổ thu nợ của BHXH tỉnh, BHXH huyện phối hợp thực hiện cho đến khi thu nợ xong.

Đối với đơn vị nợ BHXH, BHYT, BHTN, cơ quan BHXH đã thực hiện đối chiếu, lập biên bản đối chiếu thu nộp theo quy định, gửi văn bản đôn đốc thu nộp đến 03 lần nhưng đơn vị vẫn không đóng thì cơ quan BHXH thực hiện như sau:

+ Tiếp tục đối chiếu thu nợ và lập biên bản đối chiếu thu nộp.

+ Gửi văn bản thông báo tình hình đóng BHXH, BHYT của đơn vị cho đơn vị cấp trên hoặc cơ quan quản lý đơn vị để có biện pháp đôn đốc đơn vị trả nợ đóng BHXH, Sau đó, nếu đơn vị vẫn không đóng thì gửi văn bản báo cáo UBND cùng cấp và cơ quan thanh tra Nhà nước, thanh tra lao động trên địa bàn kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp đã quá thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (một năm kể từ ngày đơn vị nợ tiền BHXH) mà các cơ quan có thẩm quyền chưa xử lý thì cơ quan BHXH lập hồ sơ khởi kiện đơn vị ra Tòa án.

Nhận thức được vai trò của công tác kiểm tra là công cụ giúp cho người lãnh đạo phát hiện những nhân tố tích cực, phòng ngừa xử lý những vi phạm nhằm điều chỉnh trong quản lý và hoàn thiện cơ chế quản lý của mình để đạt hiệu quả cao. Hàng năm, căn cứ vào chương trình kiểm tra của BHXH tỉnh Bắc Kạn, BHXH huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra và phối hợp với Phòng lao động TBXH, Liên đoàn Lao động huyện kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động, trọng tâm kiểm tra tập trung vào công tác thu nộp BHXH, BHYT, công tác cấp sổ BHXH và công tác chi trả các chế độ ngắn hạn, từ đó đề nghị các đơn vị sử dụng lao động thực hiện đúng các chế độ BHXH theo quy định.

Kết quả thực hiện công tác kiểm tra: Từ năm 2017 đến năm 2019 đã thực hiện 32 cuộc kiểm tra, bao gồm kiểm tra của cơ quan BHXH và kiểm tra liên ngành.

Thông qua công tác kiểm tra đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm BHXH, chủ yếu là việc kê khai không đủ số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, kê khai mức lương thấp hơn so với mức lương thực tế. Ngoài công tác kiểm tra và phối hợp kiểm tra, công tác tiếp công dân và trả lời đơn thư cũng được BHXH huyện chú trọng, BHXH huyện đã bố trí phòng và cán bộ thường trực tiếp công dân, Các nội dung kiến nghị của công dân và trả lời đơn thư đều được BHXH huyện thụ lý giải quyết dứt điểm, góp phần tạo niềm tin cho đối tượng tham gia BHXH,

Tuy nhiên, do chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công tác kiểm tra còn hạn chế, mới chỉ dừng lại ở công tác kiểm tra, kiểm soát và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật, Các kiến nghị xử lý sau khi kiểm tra của BHXH huyện chưa được các đơn vị nghiêm túc thực hiện. Việc theo dõi đôn đốc, báo cáo kết quả thực hiện của các đơn vị được kiểm tra chưa chặt chẽ, Do đó, hiệu quả của công tác kiểm tra còn chưa cao.

b, Xử lý vi phạm

Các trường hợp DN vi phạm phải xử lý gồm:

- Số tiền BHXH chưa đóng, chậm đóng tính theo kỳ hạn đóng theo định kỳ (đóng hàng tháng hoặc đóng theo quý);

- Số tiền chưa đóng, chậm đóng phải truy đóng do người sử dụng lao động vi phạm các quy định tại Điều 134 Luật BHXH nhưng không đóng, đóng không đúng thời gian quy định, đóng không đúng mức quy định, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH;

* Cách tính số tiền chậm nộp phải chịu lãi

Gọi số tiền chậm nộp phải chịu lãi tháng này là D

D = Tổng số tiền nợ BHXH của tháng trước liền kề - Số phải nộp phát sinh BHXH của tháng trước liền kề - Số tiền BHXH 2% để lại của đơn vị phát sinh từ đầu quý

* Thời gian chậm nộp phải chịu tính lãi

- Thời hạn nộp tiền BHXH: Hàng tháng nộp chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng đơn vị phải nộp tiền BHXH phát sinh trong tháng,

- Thời điểm tính lãi: Sau 01 tháng kể từ ngày quá hạn phải nộp tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)