Kinh nghiệm về quản lý thu BHXH tại huyện Yên Phong, Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 34 - 38)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm về quản lý thu BHXH tại huyện Yên Phong, Bắc Ninh

Yên Phong là một huyện ở phía tây Bắc tỉnh Bắc Ninh. có diện tích tự nhiên là 112,5 km², là huyện có diện tích lớn của tỉnh Bắc Ninh. Bao gồm: 01 thị trấn và 13 xã đóng trên địa bàn.

Là một huyện trước đây chủ yếu thành phần chủ yếu tham gia BHXH là các khối hành chính đảng đoàn, trường học và học sinh sinh viên, nông dân. Trên địa bàn huyện có nhiều nhà máy, khu công nghiệp lớn. Năm 2008 Khu Công nghiệp Yên Phong được thành lập và đóng trên địa bàn Huyện. Điều này đã làm cho Huyện Yên Phong đang từ một huyện nông nghiệp thành một huyện công nghiệp lớn phát triển nhanh chóng. Ngoài Nhà máy Sam sung Khu công nghiệp Yên phong còn thành lập hàng trăm nhà máy lớn nhỏ công nghiệp khác trên địa bàn. Với tình hình kinh tế xã hội thay đổi như vậy cùng với tất cả các ngành trên địa bàn Huyện.

Đối với BHXH huyện Yên Phong đây cũng là một thay đổi rất lớn. Nhận thức tầm quan trọng của công tác thu BHXH, BHXH tỉnh Bắc Ninh đã cử một số cán bộ nòng cốt của Tỉnh về hỗ trợ về công tác thu và một số công tác nòng cốt của BHXH, và trong những năm qua BHXH huyện Yên Phong luôn hoàn thành xuất sắc công tác thu BHXH, đó sự lỗ lực cố gắng hết mình của tập thể cán bộ viên chức BHXH huyện.

Là huyện công nghiệp mới được thành lập số đơn vị nợ đọng BHXH huyện Yên Phong tính đến năm 2017 là 40 đơn vị trên tổng số 410 đơn vị.

Có được những thành tích đó ngay từ ngày mới thành lập Khu công nghiệp Yên Phong. BHXH tỉnh Bắc Ninh đã tích cực bồi dưỡng nghiệp vụ thu và các nghiệp vụ liên quan cho cán bộ viên chức trong BHXH huyện nói riêng và trong tỉnh nói chung. Khi hiểu được tầm quan trọng của công tác thu BHXH cán bộ BHXH huyện luôn theo dõi đôn đốc các đơn vị được phân công trên địa bàn theo tháng, quý.

Ngoài ra BHXH tỉnh Bắc Ninh còn phối hợp với liên đoàn lao động Tỉnh, BHXH huyện Yên Phong phối hợp với liên đoàn lao động huyện mỗi năm mở từ 3 đến 5 lớp tập huấn về nghiệp vụ BHXH cho các Giám đốc là người SDLĐ và các cán bộ quản lý về BHXH của các đơn vị về nghiệp vụ cũng như hiểu rõ được quyền và trách nhiệm của người SDLĐ và NLĐ khi tham gia BHXH.

Hàng tháng BHXH huyện đến những công ty đóng trên địa bàn phối hợp với tổ chức công đoàn cơ sở mở các hội nghị tuyên truyền, đối thoại trực tiếp để kịp thời giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách BHXH cũng như tuyên truyền về quyền lợi lợi ích của NLĐ về chế độ BHXH, những điểm mới trong chính sách BHXH.

Đồng thời cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và các dịch vụ chuyển phát nhanh. Việc thực hiện giao dịch điện tử đã được BHXH huyện thực hiện 100% đối với các đơn vị tiết kiệm được rất nhiều thời gian giao dịch và chi phí Hành chính.Theo báo cáo của BHXH tỉnh: năm 2017, trên địa bàn tỉnh có 31.384 người lao động tham gia BHXH; Số tiền nợ BHXH kéo dài từ 3 tháng trở lên là 5.773 triệu đồng tương đương với 0,78% số phải thu toàn tỉnh. Kết quả công tác thu BHXH năm 2017 đạt trên 373.262

Để giải quyết vấn đề này, BHXH tỉnh đã có nhiều biện pháp thực hiện có hiệu quả, đó là hàng năm BHXH huyện xây dựng kế hoạch khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn dựa trên danh sách do cơ quan thuế cung cấp. Trên cơ sở đó, cơ quan BHXH nắm bắt được chính xác số doanh nghiệp và lao động để có biện pháp tích cực vận động; đồng thời phối hợp với Sở Lao động thương binh và xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh tổ chức các đoàn thanh tra liên ngành để chấn chỉnh kịp thời các vi phạm; đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật BHXH cho người lao động và người sử dụng lao động tại đơn vị; Đối với những đơn vị cố tình vi phạm thì lập Biên bản xử lý hành chính hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền can thiệp. Đối với những doanh nghiệp nợ đọng BHXH huyện, BHXH tỉnh, UBND huyện để có biện pháp ngừng giao dịch, không giải quyết các quyền lợi mà người lao động được hưởng, nhờ đó mà việc đăng ký tham gia BHXH của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được chấn chỉnh và tình trạng nợ đọng BHXH cơ bản được giải quyết

1.2.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Ba Bể

Qua nghiên cứu kinh nghiệm về quản lý thu BHXH ở một số quốc gia và địa phương của Việt Nam, để đạt được hiệu quả cao trong quản lý thu BHXH đều có chung một điểm là biết tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao một cách sáng tạo, không rập khuôn máy móc, phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị ở cơ sở tham gia vào công tác BHXH, bài học kinh nghiệm cần được rút ra, đó là:

- Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương trong công tác BHXH. Thực hiện phương châm cấp uỷ Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, cơ quan BHXH làm tham mưu, có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan hữu trách, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong công tác BHXH mà trọng tâm là khắc phục nợ tồn đọng BHXH và phát triển đối tượng tham gia BHXH. Tập trung nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền đến

với người dân ở cơ sở nhằm đayr mạnh công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, tiến tới mục tiêu BHXH toàn dân.

- Tăng cường sự hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả giữa các cơ quan quản lý trong huyện, nắm vững đối tượng tham gia BHXH để đôn đốc, giam sát việc thu nộp Bảo hiểm của người sử dụng lao động đối với cơ quan bảo hiểm.

- Cơ quan BHXH các cấp phải chủ động các biện pháp công tác, đặc biệt là coi trọng năng lực xây dựng các phương án tổ chức thực hiện, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thu, làm cho đối tượng tham gia BHXH tin tưởng, phấn khởi và yên tâm khi tham gia BHXH, biến quá trình nhận thức sang tự giác thực hiện.

- Tổ chức tốt công tác phối hợp liên ngành trong việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về đóng BHXH; phương châm là đề cao công tác thông tin, tuyên truyền, vận động thuyết phục là chủ yếu, nhưng không xem nhẹ xử lý vi phạm, đặc biệt chọn một đến hai đơn vị điển hình, lập hồ sơ kiến nghị khởi tố ra Toà án để răn đe, giáo dục chung.

- Công tác tuyên truyền về chính sách BHXH cần phải được mở rộng giúp NLĐ và người SDLĐ hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia BHXH.

- Các cán bộ thu cần được đào tạo một cách bài bản, khoa học, chuyên nghiệp về nghiệp vụ thu BHXH phải được tập huấn khi có sự thay đổi về chính sách BHXH, quy trình thu BHXH… Phải có tư cách đạo đức tốt, nhiệt tình nhiệt huyết với ngành với nhân dân.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)