Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 84 - 86)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Sở dĩ còn những tồn tại như trên, có rất nhiều nguyên nhân, song tập trung lại, có một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Chức năng kiểm tra, xử lý của cơ quan BHXH huyện đối với những vi phạm chính sách BHXH của người SDLĐ còn bị hạn chế, chế tài xử phạt chưa đủ mạnh, tính pháp lý chưa nghiêm do đó nhiều chủ SDLĐ còn tìm cách né tránh, không thực hiện việc đóng và tham gia BHXH cho NLĐ.

Nhận thức của NLĐ về trách nhiệm và quyền lợi tham gia BHXH còn hạn chế. NLĐ còn chưa biết hết về quyền lợi của họ. Mặt khác có thể do tâm lý lo ngại khi đòi quyền được tham gia BHXH sẽ bị chủ SDLĐ sa thải, có những trường hợp do lợi ích trước mắt NLĐ đã thỏa hiệp với chủ SDLĐ để cố tình trục lợi, không tham gia đóng BHXH. Ngoài ra, NLĐ trong quá trình khai tham gia BHXH còn nhầm lẫn, không hiểu rõ các quy định, chính sách về BHXH nhưng lại ngại hỏi cán bộ chuyên trách ảnh hưởng đến quyền lợi về sau.

- Về phía người SDLĐ

Với ý thức và hiểu biết về các chính sách xã hội còn hạn chế, chỉ quan tâm đến lợi nhuận nên các chủ SDLĐ thường không muốn trích nộp một phần lợi nhuận của mình để đóng BHHXH cho NLĐ. Việc đóng BHXH cho NLĐ sẽ ảnh hưởng đến nguồn chi phí của DN. Mặt khác, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng biến động liên tục, khó kiểm soát, doanh thu và lợi nhuận thu được lúc thấp lúc cao. Để đảm bảo lợi ích của mình, họ sẵn sàng tìm mọi cách tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí, cố ý gây khó khăn, cản trở công tác quản lý của BHXH quận.

- Về phía cơ quan BHXH huyện Ba Bể

Công tác tuyên truyền, giải đáp thắc mắc về BHXH cho các đối tượng chưa được thực hiện một cách hiệu quả như mong muốn. Công tác thông tin tuyên truyền có lúc, có nơi chưa được thường xuyên dẫn đến NLĐ, NSDLĐ chưa hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia BHXH. Nội dung và hình thức tuyên truyền còn dập khuôn, mang tính hình thức chưa thu hút được sự quan tâm của NLĐ và NSDLĐ. Các biện pháp tuyên truyền còn nghèo nàn, khô khan, chưa đa dạng và có hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền ở một số đơn vị, DN thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn gặp nhiều khó khăn.

- Về phía các đại lý thu: Công tác quản lý hệ thống đại lý thu còn chưa chặt chẽ. Quy định đối tượng được làm đại lý thu còn chặt chẽ nên không phát triển được nhiều đại lý thu. Cơ chế thù lao cho các đại lý thu còn hạn chế làm ảnh hưởng đến công tác đôn đốc thu nộp của đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.

- Việc phối hợp thực hiện với BHXH tỉnh Bắc Kạn, BHXH Việt Nam và các cơ quan có liên quan về thanh tra, kiểm tra đối tượng tham gia BHXH ở đơn vị, DN chưa có tính thống nhất, đồng bộ. Đặc biệt là BHXH huyện Ba bể chưa được phân cấp về thanh tra, kiểm tra vì vậy thủ tục khi phát hiện đơn vị sai phạm vẫn còn rườm rà, công tác thanh tra kiểm tra chưa được kịp thời, thường xuyên, liên tục.

- Trình độ cán bộ BHXH chưa đồng đều, một số ít cán bộ chưa được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ BHXH. Bên cạnh đó, có một số cán bộ BHXH từ ngành khác chuyển sang nên cần có thời gian để học hỏi, tìm tòi lại từ đầu. Do đó, công tác quản lý đối tượng tham gia vẫn còn nhiều vướng mắc như: Cán bộ chưa thường xuyên đến đơn vị để thu thập, nắm bắt tình hình hoạt động của các đơn vị, tình hình biến động về số lao động và tổng quỹ lương trích nộp BHXH nên việc đối chiếu còn chậm trễ, phụ thuộc rất nhiều vào ý thức chấp

Chương 4

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)