Thực trạng về công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 54 - 56)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Thực trạng về công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH

Quản lý đối tượng tham gia BHXH là một trong những vấn đề mấu chốt của nghiệp vụ thu BHXH.

Việc quản lý đối tượng tham gia BHXH được thực hiện trên cơ sở rà soát về số lượng, quy mô và tình hình sản xuất kinh doanh của các cơ quan, doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu, đối tượng tham gia BHXH, đối với các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, công tác quản lý đối tượng càng đòi hỏi phải được quản lý chặt chẽ, bài bản để có cơ sở đôn đốc đối tượng nộp tiền tham gia hàng kỳ để đảm bảo quyền lợi cho đối tượng.

Đơn vị tính: người

STT Nhóm đối tượng Năm

2017

Năm 2018

Năm 2019

1 Khối Doanh nghiệp nhà nước 13

2 Khối DN ngoài quốc doanh 57 69 87

3 Khối HS, Đảng đoàn 1662 1615 1569

4 Khối Hợp tác xã 1 2 3

5 Khối xã phường, thị trấn 322 317 303

6 Khối cán bộ XP không chuyên trách 149 130 105

7 Khối tham gia BHXH tự nguyện 53 114 339

Tổng cộng 2.257 2.247 2.406

(Nguồn báo cáo thu BHXH huyện Ba Bể)

Theo số liệu trên thì BHXH huyện Ba Bể thực hiện quản lý chủ yếu là nhóm đối tượng hành chính sự nghiệp, đảng đoàn thể và khối xã phường. Các khối này phần lớn ít biến động, không xảy ra các trường hợp trốn đóng, chậm đóng do chủ yếu là tiền lương từ nguồn NSNN. Còn đối với khối các đơn vị doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì hiện nay, việc quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được thực hiện trên cơ sở số liệu liên thông do cơ quan Thuế cung cấp. Theo số liệu cơ quan Thuế cung cấp thì số đơn vị, doanh nghiệp

còn chưa tham gia tương đối nhiều. Năm 2017 có 57 doanh nghiệp tham gia BHXH. Tính đến năm 2019 cũng mới chỉ có 87 doanh nghiệp tham gia BHXH cho người lao động. Theo kết quả điều tra, rà soát xác minh của các đoàn làm việc liên ngành cũng như cán bộ quản lý thu thì nhiều đơn vị doanh nghiệp kê khai lao động và quyết toán thuế thu nhập với cơ quan thuế nhưng hợp đồng theo hình thức khoán gọn, hoặc thử việc… nên không tham gia BHXH cho người lao động. Nguyên nhân chủ yếu do một số chủ sử dụng lao động nhận thức không nhận thức đầy đủ về nghĩa vụ, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc đóng BHXH cho người lao động. Do đó, vẫn còn không ít doanh nghiệp gian lận trong kê khai số lao động tham gia nộp BHXH, trốn tránh đóng BHXH cho người lao động. Một số đơn vị làm ăn không có hiệu quả, công nhân không có việc làm phải ra làm ngoài và nộp nghĩa vụ BHXH cho doanh nghiệp dẫn đến gánh nặng tài chính đối với doanh nghiệp.

Cá biệt ở một số đơn vị, người lao động phải đóng toàn bộ 25,5% BHXH. Khoản đóng góp này so với mức thu nhập của người lao động là quá cao. Một bộ phận doanh nghiệp lo sợ về gánh nặng 17,5% nộp BHXH phải tính vào chi phí doanh nghiệp nên đã sử dụng các hình thức như không ký kết hợp đồng lao động, hoặc ký kết hợp đồng lao động ít hơn lao động thực tế, ký thời hạn hợp đồng với người lao động dưới 1 tháng, hợp đồng khoán gọn…Một bộ phận doanh nghiệp ngoài quốc doanh có đăng ký sản xuất kinh doanh nhưng không trích nộp BHXH cho người lao động, tìm mọi cách né tránh trốn đóng BHXH.

Đối với đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, lực lượng nhân viên đại lý còn quá mỏng, nhiều địa bàn xã còn chưa có nhân viên đại lý và điểm thu, Việc theo dõi, quản lý người đang tham gia còn chưa sát, chưa theo dõi, đôn đốc được người tham gia nộp tiền đầy đủ theo phương thức đóng đã đăng ký nên mặc dù số lượng người tham gia phát triển mới vẫn tăng dần qua các năm nhưng chưa quản lý được số lượng người tham gia BHXH tự nguyện giảm do

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)