Nội dung quản lý các hoạt động có thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý hoạt động có thu của bệnh viện quân y 91 (Trang 28 - 38)

5. Bố cục của luận văn

1.1.4. Nội dung quản lý các hoạt động có thu

1.1.4.1. Công tác lập kế hoạch dự toán

Điều hành và quản lý tài chính hoạt động có thu là một quá trình, bao gồm các khâu: lập, chấp hành dự toán và quyết toán tài chính hoạt động có thu, trong đó:

lập kế hoạch là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ các khâu của quá trình quản lý tài chính hoạt động có thu. Lập kế hoạch thực chất là dự toán các khoản thu, chi từ hoạt động có thu trong một niên độ nhất định. Một kế hoạch thu, chi từ hoạt động có thu phải chính xác, phải có đầy đủ cơ sở khoa học và những cơ sở thực tiễn sẽ có tác dụng quan trọng trong việc điều hành và quản lý tài chính hoạt động có thu.

Công tác lập kế hoạch dự toán là việc lên kế hoạch tài chính trong một khoảng thời gian, thông thường là 1 năm, dựa trên những dữ liệu có liên quan của kỳ trước, dự kiến những biến động, những yếu tố có ảnh hưởng trong năm tới để xác định các chỉ tiêu về nguồn thu và các khoản chi. Dự toán thu chi của một đơn vị phải đáp ứng yêu cầu cân đối về tài chính, đáp ứng nguồn lực cho các hoạt động chuyên môn và có phần tích lũy phát triển. Các căn cứ để lập dự toán là: kế hoạch hoạt động của bệnh viện trong năm; kết quả thực hiện dự toán của năm trước; dự báo những sự biến động của giá cả các yếu tố đầu vào; những sự thay đổi về chính sách của Nhà nước..v..v.

Nội dung của việc lập kế hoạch dự toán thu chi của bệnh viện, bao gồm: - Lập kế hoạch thu: căn cứ vào kế hoạch hoạt động của đơn vị, căn cứ các văn bản pháp quy về biểu giá để xác định mức thu của các khoản thu sự nghiệp; đồng thời kế hoạch hoạt động của đơn vị cũng là cơ sở để xác định nguồn kinh phí hỗ trợ từ NSNN. Ngoài ra, đối với các dự án đầu tư hay dự án xã hội hóa hoạt động y tế cần căn cứ vào khả năng huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách để lập kế hoạch thu.

- Lập kế hoạch chi:

Đối với các khoản chi cho con người: căn cứ vào biên chế và tổng hệ số lương, mức lương tối thiểu do Nhà nước ban hành để xác định quỹ lương của đơn vị. Các loại phụ cấp căn cứ theo các quy định hiện hành, căn cứ mức thực hiện của năm trước liền kề để xác định. Thông thường, chi phí cho con người chiếm khoảng 30% đến 37% tổng chi hoạt động của các bệnh viện.

Đối với các khoản chi quản lý hành chính: là các khoản chi phí gián tiếp phục vụ cho hoạt động chuyên môn được diễn ra một cách bình thường, các bệnh viện

cần xây dựng những định mức, cụ thể hóa trong quy chế chi tiêu nội bộ để quản lý chặt chẽ có hiệu quả khoản chi này.

Đối với các khoản chi chuyên môn nghiệp vụ: bao gồm mua các loại hàng hóa, vật tư, thuốc men..v..v phục vụ chuyên môn. Khoản chi này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ y tế và cũng là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất, thông thường tỷ trọng trên dao động từ 56% - 65% tổng chi phí của đơn vị, nên cần xây dựng các định mức và quy trình quản lý để tránh thất thoát, lãng phí.

Đối với khoản chi bảo trì, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị: đây là nhóm chi để duy trì tình trạng hoạt động tốt nhất của các trang thiết bị y tế, một trong các yếu tố quyết định đến chất lượng hoạt động chuyên môn. Mức chi này không đồng đều nhau giữa các bệnh viện bởi nó phụ thuộc vào quy mô, đặc tính kỹ thuật và số năm sử dụng trang thiết bị từng đơn vị.

Tóm lại: Xét trên nhiều phương diện, lập kế hoạch quản lý tài chính đối với hoạt động có thu có vai trò rất quan trọng trong quá trình điều hành, quản lý tài chính hoạt động có thu, đảm bảo cho việc thực hiện các nhiệm vụ của bệnh viện quân y. Vì vậy, để phát huy được vai trò, tác dụng của việc lập kế hoạch quản lý tài chính, trong thực tiễn khi lập kế hoạch quản lý tài chính hoạt động có thu của các bệnh viện quân y phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định, phải triệt để tôn trọng những nguyên tắc đề ra, phải có phương pháp xây dựng một cách hợp lý, dựa trên những căn cứ đúng đắn”.

1.1.4.2. Công tác điều hành trong quản lý các hoạt động có thu

a. Quản lý thu các hoạt động có thu

Sau khi đã có kế hoạch quản lý tài chính (dự toán ngân sách) đối với hoạt động có thu, Bộ trưởng Bộ quốc phòng và cơ quan tài chính cấp trên (Cục tài chính Bộ quốc phòng) điều hành để thực hiện kế hoạch này. Đây được gọi là chấp hành dự toán ngân sách đối với hoạt động có thu của các bệnh viện quân y.

“Chấp hành ngân sách đơn vị hoạt động có thu là một khâu quan trọng trong quản lý tài chính hoạt động có thu. Đó là quá trình sử dụng tổng hoà các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi đã được ghi trong kế hoạch quản lý tài chính thành hiện thực. Chấp hành ngân sách đúng đắn là tiền đề quan trọng để thực hiện các chỉ tiêu tài chính đối với hoạt động có thu. Do đó,

đây là một nội dung được đặc biệt coi trọng trong công tác quản lý tài chính của các bệnh viện quân y”. [23]

Chấp hành ngân sách diễn ra trong khoảng thời gian của một niên độ ngân sách (ở nước ta là 1 năm từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12). Đơn vị phải dự toán thu, chi từ hoạt động có thu kết hợp với nguồn cấp phát từ ngân sách, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch thu, chi cho từng quý (có phân ra các tháng trong quý), kèm theo bảng thuyết minh chi tiết các khoản chi từ hoạt động có thu. Các bệnh viện quân y cũng phải kê khai đầy đủ việc sử dụng các tài sản và nhân lực của đơn vị vào hoạt động có thu. Nguồn thu từ hoạt động có thu các bệnh viện quân y, sau khi đã trích quỹ của đơn vị, các khoản chi từ nguồn thu này cũng phải thực hiện theo các chế độ tài chính của Nhà nước và của Quân đội, tránh gây lãng phí và phát sinh tiêu cực trong quản lý.

b. Quản lý chi phí các hoạt động có thu

Các đơn vị tổ chức các hoạt động có thu phải tính toán, quản lý chặt chẽ các chi phí và chấp hành các quy định về hoá đơn, chứng từ do Nhà nước và quân đội ban hành.

Nội dung chi phí hoạt động có thu bao gồm: * Chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ

Chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ được tính trên cơ sở mức tiêu hao vật tư và giá mua vật tư.

Mức tiêu hao vật tư: Căn cứ vào định mức tiêu hao vật tư do các cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc mức tiêu hao vật tư tương ứng của các cơ quan, đơn vị khác và tình hình cụ thể của đơn vị.

Giá vật tư dùng để hạch toán và xác định chi phí vật tư là giá thực tế bao gồm: - “Giá vật tư mua ngoài gồm giá ghi trên hoá đơn hợp lệ của người bán hàng, các chi phí vận chuyển, chi phí bốc xếp, chi phí bảo quản, phí bảo hiểm, chi phí hao hụt hợp lý trên đường đi, tiền thuê kho bãi, phí gia công được tính trực tiếp vào chi phí vật tư mua ngoài.

- Giá vật tư tự chế gồm giá vật tư thực tế xuất kho cộng với chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tự chế.

- Giá vật tư thuê ngoài gia công chế biến gồm giá vật tư thực tế xuất kho đem gia công cộng với chi phí gia công (tiền trả cho người gia công). Các chi phí vận chuyển, phí bốc vác, phí bảo hiểm được tính trực tiếp vào chi phí vật tư thuê gia công chế biến.” (Thông tư số 133/TT-BTC, 2016)

Khi xác định giá thực tế cần lưu ý:

Nếu đơn vị nộp thuế giá lý gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì giá thực tế của vật tư là giá ghi trên hoá đơn của người bán hàng không bao gồm thuế GTGT đã nộp đối với vật tư mua ngoài hoặc thuê ngoài gia công.

Nếu đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì giá thực tế của vật tư là giá thanh toán ghi trên hoá đơn của người bán hàng đối với vật tư mua ngoài hoặc thuê ngoài gia công (bao gồm cả thuế GTGT).

“Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu nói chung được phân bổ toàn bộ một lần vào chi phí sản xuất. Đối với công cụ, dụng cụ sử dụng cho quá trình , đơn vị căn cứ vào thời gian sử dụng và giá lý của công cụ để phân bổ dần vào các khoản mục chi phí trong kỳ kinh doanh theo những tiêu thức cho phù hợp.” (Thông tư số 133/TT-BTC, 2016)

- Trong quản lý chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, các đơn vị phải theo dõi và nộp trả ngân sách quốc phòng các chi phí nguyên, nhiên, vật liệu thuộc nguồn ngân sách cấp được phép sử dụng cho lao động sản xuất, làm kinh tế.

* Chi phí khấu hao tài sản cố định

Về nguyên tắc, mọi TSCĐ dùng cho lao động sản xuất, làm kinh tế đều phải tính khấu hao TSCĐ.

Đối với bệnh viện quân y quân đội, theo quy định hiện hành của Bộ Quốc phòng, một số hoạt động co thu phải tính khấu hao TSCĐ bao gồm:

Hoạt động của các cơ sở lao động sản xuất, làm kinh tế tập trung. Hoạt động dịch vụ của các nhà khách Bộ Quốc phòng (Cục đối ngoại)

Các trạm, xưởng, xí nghiệp, xưởng in không thuộc diện đăng ký hoạt động theo doanh nghiệp.

tháng 5 năm 1997 về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng, tính hao mòn TSCĐ trong các đơn vị hành chính sự nghiệp và Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.

Các đơn vị phải theo dõi, quản lý trích, nộp khấu hao đối với mọi TSCĐ hình thành từ nguồn vốn ngân sách.

* Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp

Các khoản chi phí về tiền lương và các khoản phụ cấp được quản lý và hạch toán như sau:

Đối với hoạt động có thu của các cơ sở sản xuất, làm kinh tế tập trung; hoạt động dịch vụ của các nhà khách Bộ Quốc phòng; các trạm, xưởng, xí nghiệp, xưởng in phải tính đầy đủ chi phí tiền lương đối với các hoạt động co thu bao gồm các khoản tiền lương và các khoản phụ cấp (nếu có) phải trả cho người lao động tham gia vào các hoạt động dịch vụ theo chế độ hiện hành.

Nếu chi phí tiền lương của các đơn vị này đã được quyết toán với ngân sách thì phải nộp trả số tiền lương đã tính vào chi phí cho ngân sách quốc phòng.

- Đối với các hoạt động có thu của các đối tượng khác tính vào chi phí như tiền lương với lao động thuê ngoài.

- Chi phí tiền lương phải được quản lý chặt chẽ và chi đúng mục đích, gắn với kết quả trên cơ sở định mức lao động và đơn giá tiền lương hợp lý.

Ngoài tiền lương và các khoản phụ cấp trên, các đơn vị còn phải trích nộp các khoản: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn (nếu có) theo chế độ quy định hiện hành của Nhà nước.

* Chi phí dịch vụ mua ngoài

“Chi phí dịch vụ mua ngoài là các chi phí sửa chữa TSCĐ thuê ngoài, chi phí tiền điện, nước, điện thoại, tiền bốc vác, vận chuyển vật tư, hàng hoá, sản phẩm, tiền trả hoa hồng đại lý, tiền môi giới, uỷ thác xuất nhập khẩu, tiền mua bảo hiểm tài sản, tiền thuê quảng cáo và các dịch vụ mua ngoài khác trực tiếp phát sinh khi thực hiện các hoạt động có thu tại đơn vị”. (Nghị định số 27/1999/NĐ-CP)

* Chi phí bằng tiền khác

“Các chi phí bằng tiền ngoài các nội dung chi trên như: Thuế môn bài, thuế sử dụng đất hoặc tiền thuê đất, thuế tài nguyên, lệ phí cầu phà, chi phí tiếp tân, khách tiết, quảng cáo, tiếp thị, chi phí giao dịch đối ngoại, chi phí tiêu thụ sản phẩm, chi phí tuyển dụng, hội họp, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, chi bảo hộ lao động, chi phí thiệt hại sản xuất, chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí dự thầu, trợ cấp thôi việc cho người lao động, trả lãi tiền vay và các khoản chi khác”. (Thông tư số 133/TT- BTC, 2016)

c. Quản lý việc phân phối và sử dụng thu nhập từ các hoạt động có thu Thu nhập từ các hoạt động có thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cước vận chuyển, tiền hoa hồng, tiền dịch vụ, tiền thù lao từ hoạt động , cung cấp dịch vụ, lao vụ cho khách hàng và các loại phí, lệ phí được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phụ thuộc đã thu hay chưa thu được tiền).

Thu nhập từ hoạt động có thu được phân phối và sử dụng như sau:

Bù đắp chi phí cho các hoạt động có thu. Trường hợp phát sinh chi phí có nguồn gốc từ NS thì phải hạch toán rõ để hoàn trả gồm:

+ Tiền vật tư, nguyên, nhiên liệu, năng lượng thuộc ngân sách cấp được phép sử dụng cho các hoạt động có thu.

+ Khấu hao TSCĐ với những TSCĐ thuộc nguồn ngân sách cấp theo quy định. Tiền lương của cán bộ, công nhân viên chức làm việc tại các cơ sở đã được ngân sách trả

- Số còn lại:

Nộp thuế cho nhà nước theo quy định.

Chia lãi cho các đối tác góp vốn liên doanh, liên kết theo thoả thuận trong hợp đồng liên doanh, liên kết.

Nộp ngân sách quốc phòng các khoản theo quy định. Nộp đơn vị cấp trên

Bổ sung kinh phí Trích quỹ đơn vị

1.1.4.3. Kiểm tra tài chính đối với quản lý hoạt động có thu

Kiểm tra là một hoạt động rất quan trọng, không thể thiếu được trong quá trình quản lý, bởi lẽ quá trình quản lý được xem như là các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra.

Cơ sở khách quan cho công tác kiểm tra tài chính là chức năng giám đốc tài chính và chức năng đó chỉ có thể được thể hiện qua công tác kiểm tra tài chính. Ở đây phân biệt hai khái niệm chức năng giám đốc tài chính và công tác kiểm tra tài chính. Chức năng giám đốc tài chính là sự thể hiện bản chất của phạm trù tài chính trong tác dụng xã hội, sứ mệnh xã hội của tài chính và tác dụng đó nói tới những khả năng khách quan của tài chính trong việc giám đốc tính mục đích, tính hiệu quả của việc phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. Còn công tác kiểm tra tài chính là sự vận dụng chức năng giám đốc tài chính để tổ chức quá trình kiểm tra bằng đồng tiên của chủ thể kinh tế - xã hội trong việc sử dụng chức năng này một cách độc lập với việc sử dụng chức năng phân phối. Công tác kiểm tra tài chính là hoạt động chủ quan của con người và sự khác nhau giữa chức năng giám đốc tài chính và hiện tượng phản ánh khác nhau giữa bản chất và hiện tượng phản ánh sự khác nhau giữa cơ sở khách quan và nhân tố chủ quan.

Công tác kiểm tra tài chính đối với hoạt động có thu của bệnh viện quân y có tác dụng tăng cường công tác quản lý tài chính, thúc đẩy thực hiện kế hoạch công tác nói chung và kế hoạch tài chính nói riêng của đơn vị, thúc đẩy việc sử dụng hợp lý nguồn vốn, tài sản và nguồn thu từ các hoạt động có thu nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của quân đội, thúc đẩy các đơn vị tôn trọng chính sách, chế độ, kỷ luật tài chính của Nhà nước và của quân đội, tăng nguồn thu và tiết kiệm ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý hoạt động có thu của bệnh viện quân y 91 (Trang 28 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)