Hồn thiện cơ chế kiểm tra, kiểm sốt tài chính bệnh viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý hoạt động có thu của bệnh viện quân y 91 (Trang 136 - 141)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp nhằm hồn thiện quản lý tài chính tại Bệnh viện đến năm

4.2.6. Hồn thiện cơ chế kiểm tra, kiểm sốt tài chính bệnh viện

Kiểm tra, kiểm sốt tài chính là một trong những biện pháp rất quan trọng trong QLTC nói chung, QLTC bệnh viện nói riêng. Kiểm tra, kiểm sốt tài chính sẽ giúp cho cơng tác QLTC bệnh viện được chặt chẽ, sử dụng tài chính đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng kịp thời yêu cầu KCB; phát hiện, ngăn chặn những tiêu cực, góp phần chống tham ơ, lãng phí; khắc phục những bất cập phát sinh. Thông qua công tác kiểm tra, kiểm sốt để đánh giá trình độ, năng lực QLTC của BV và trình độ chun mơn, nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên tài chính. Kiểm tra, kiểm sốt tài chính BV gồm có kiểm tra, kiểm soát trong nội bộ BV và kiểm tra kiểm sốt từ bên ngồi.

Kiểm tra, kiểm soát nội bộ là yêu cầu bắt buộc đối với các BV công lập tự chủ về tài chính trong đó có BVQY 91. Khi thực hiện tự chủ về tài chính, người đứng đầu đơn vị được quyền chủ động, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của đơn vị, vì thế rất dễ xảy ra tình trạng vượt quyền, lạm quyền; do vậy vấn đề tự kiểm tra, giám sát trong nội bộ BV là rất cần thiết. Đây là phương pháp kiểm tra, giám sát có hiệu quả vì những người trong nội bộ BV sẽ am hiểu về mọi hoạt động của đơn vị; mặt khác, quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người đều gắn chặt với hoạt động của BV. Tăng cường kiểm tra, kiểm sốt nội bộ sẽ góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ được Nhà nước, BQP giao, cung cấp các DVYT với chất lượng cao, chi phí thấp, tăng hiệu quả KCB, nâng cao uy tín của BV. Việc giám sát phải được thực hiện thường xuyên, ngay từ khi lập dự toán nhằm đảm bảo dự toán sát với yêu cầu nhiệm vụ; giám sát từ việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đến suốt quá trình thực hiện quy chế vì đây là căn cứ để giám đốc BV quyết định thu, chi, vay vốn, trích lập sử dụng các quỹ… để mở rộng quy mô BV, nâng cao chất lượng dịch vụ KCB. Các BVQĐ phải xây dựng hệ thống các tiêu chí để kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động của cả đơn vị, cũng như của từng đơn vị trực thuộc BV và từng cá nhân. Kết quả kiểm tra, kiểm sốt nội bộ phải được cơng bố cơng khai, minh bạch trong đơn vị và được xem xét, xử lý nghiêm túc để giữ vững kỷ cương, kỷ luật tài chính.

Theo các quy định hiện hành, hiện nay ở BV đã có cơ chế kiểm tra, kiểm sốt tài chính nội bộ, tuy nhiên cơ chế này cịn nhiều bất cập, khơng đáp ứng được yêu cầu khi BV chuyển sang cơ chế tự chủ tài chính. Trước đây, việc kiểm tra, kiểm sốt, giám sát tài chính chủ yếu được thực hiện bởi cơ quan tài chính. Vai trị của hội đồng

kinh tế, hội đồng quân nhân trong kiểm tra, kiểm sốt, giám sát tài chính rất mờ nhạt, mang tính hình thức. Khi chuyển sang tự chủ về tài chính địi hỏi BV phải xây dựng cơ chế kiểm tra, kiểm sốt, giám sát tài chính chặt chẽ hơn để đảm bảo tăng nguồn thu, tiết kiệm chi, phịng chống tham nhũng, lãng phí có hiệu quả. BV cần phải thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ gồm nhiều thành phần tham gia, gồm: Ban Kiểm sốt, cơ quan tài chính, hội đồng quân nhân, cơng đồn và cán bộ, nhân viên BV.

- Thành lập Ban Kiểm soát: các BV, ngồi cơ quan tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm sốt các khoản thu, chi ở các phịng, ban, khoa, đơn vị trực thuộc, BV nên thành lập Ban Kiểm sốt. Ban Kiểm sốt có chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kiểm soát các hoạt động của BV; đặc biệt là cơng tác tài chính và chịu trách nhiệm trước Giám đốc BV về những kết luận, đề xuất của mình. Tùy theo quy mơ của BV, Ban Kiểm sốt có từ 3-5 người, trong đó có 1 trưởng ban, 1 phó trưởng ban và các kiểm soát viên. Các thành viên Ban Kiểm soát phải được đào tạo cơ bản, có kiến thức chun sâu về tài chính, kế tốn qn đội, kiểm tốn, có kinh nghiệm thực tiễn. Kết quả bầu Ban Kiểm soát và Quy chế hoạt động của Ban Kiểm soát phải được cấp trên trực tiếp của BV phê chuẩn.

Căn cứ vào đặc điểm tình hình, nhiệm vụ của các BV, hàng năm Ban Kiểm soát phải xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát, trong đó xác định rõ mục đích, u cầu, đối tượng, nội dung, thời gian kiểm tra, giám sát. Các kết luận về kiểm tra, giám sát phải được cơng khai rộng rãi trong tồn BV. Cụ thể: Ban Kiểm soát thực hiện chức năng giám sát, chất vấn Ban lãnh đạo về việc quyết định, tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển, dự án đầu tư, mua sắm và các quyết định khác trong quản lý, điều hành BV; giám sát, xem xét, đánh giá việc thực hiện các quy định về quản lý ngân sách, tài chính, kế tốn, báo cáo tài chính, hợp đồng kinh tế, kiểm tốn nội bộ, việc tự kiểm tra về tài chính; xem xét, đánh giá thực trạng hoạt động, tài chính của đơn vị; giám sát việc thực hiện các quy chế, quy định về đấu thầu, đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm TTB, quy chế chi tiêu nội bộ; lập và gửi các báo cáo đánh giá, kiến nghị về các nội dung giám sát cho cơ quan quản lý cấp trên và lãnh đạo BV phê chuẩn.

Khi BV chuyển sang cơ chế tự chủ về tài chính, cơ quan tài chính BV có nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn lớn hơn trước đây. Mọi hoạt động tài chính của BV đều được quản lý tập trung, thống nhất về cơ quan tài chính, trên cơ sở phân cấp hợp lý cho các phòng, khoa, ban, đơn vị trực thuộc BV. Ngoài việc xây dựng chiến lược, kế hoạch tài chính của BV, cơ quan tài chính phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm sốt các hoạt động tài chính tại các phịng, khoa, ban, đơn vị trực thuộc BV. Bên cạnh đó, cơ quan tài chính BV cũng phải thường xuyên tự kiểm tra, giám sát, kiểm sốt các hoạt động QLTC của mình, nêu cao trách nhiệm của từng cán bộ, nhân viên, hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót. Thường xuyên phân tích, đánh giá cơng tác QLTC của BV, kịp thời dự báo tình hình và đề xuất với lãnh đạo thực hiện các biện pháp QLTC chặt chẽ, hiệu quả. Căn cứ để kiểm tra, giám sát, kiểm sốt tài chính BV là các quy định của Nhà nước, quy định của cơ quan quản lý cấp trên về cơng tác tài chính nói chung, cơng tác tài chính BV nói riêng và quy chế chi tiêu nội bộ của BV.

Để kiểm tra, giám sát, kiểm soát được chặt chẽ, cơ quan tài chính BV phải được kiện tồn theo hướng tinh gọn, bố trí nhân viên có đủ năng lực chun mơn nghiệp vụ, phân cơng, phân nhiệm cụ thể, rõ người, rõ việc trên nguyên tắc mỗi người có thể đảm nhiệm nhiều cơng việc nhưng mỗi công việc chỉ do một người phụ trách. Chú trọng kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu để tiết kiệm chi phí. Tham mưu, đề xuất với lãnh đạo BV tổ chức đấu thầu công khai thực hiện một số dịch vụ trong BV như: trông giữ xe, dịch vụ ăn uống, lao cơng…; khốn chi một số nội dung chi như: sử dụng vật tư, văn phịng phẩm, cơng tác phí… Giám sát chặt chẽ chỉ định xét nghiệm, chẩn đoán cận lâm sàng và kê đơn thuốc của bác sỹ cho bệnh nhân BHYT điều trị ngoại trú. Thiết kế, xây dựng hệ thống mẫu biểu, sổ sách, hóa đơn, chứng từ kế tốn đảm bảo khoa học, thuận tiện, dễ áp dụng, dễ theo dõi, tổng hợp. Nghiên cứu sử dụng các phần mềm kế tốn BV phù hợp với đặc điểm, tình hình đơn vị. Kết nối liên thơng số liệu tài chính, kế tốn và KCB của các phịng, khoa, ban, đơn vị trực thuộc với cơ quan tài chính và lãnh đạo BV. Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ tài chính kế tốn cho cán bộ, nhân viên của cơ quan tài chính và các nhân viên thống kê ở các đơn vị trực thuộc BV.

Mặt khác, cơ quan tài chính BV phải chú trọng cơng tác kiểm tốn nội bộ, kịp thời phát hiện những bất cập phát sinh trong quá trình thực hiện, báo cáo đề xuất với lãnh đạo để có hướng giải quyết, khắc phục. Trong kiểm tốn cần chú trọng các khoản thu từ dịch vụ KCB, thanh toán vật tư y tế tiêu hao, thanh toán BHYT, chấp hành quy chế chi tiêu nội bộ, sử dụng các quỹ, phân phối thu nhập tăng thêm.

- Phát huy vai trò của tổ chức hội đồng qn nhân, cơng đồn và tồn thể cán bộ, nhân viên bệnh viện:

Các tổ chức hội đồng qn nhân, cơng đồn có vai trị quan trọng trong việc giám sát các khoản thu, chi của BV. Theo quy định, tổ chức cơng đồn và hội đồng quân nhân được tham gia ý kiến xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của BV và có trách nhiệm giám sát q trình thực hiện quy chế. Ngồi ra, mọi thành viên hội đồng quân nhân, đồn viên cơng đồn và cán bộ, nhân viên BV đều có trách nhiệm thực hiện đúng quy chế chi tiêu nội bộ và giám sát quá trình QLTC bệnh viện. Đây vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của mọi cán bộ, nhân viên, thể hiện dân chủ trong quản lý BV nói chung và QLTC bệnh viện nói riêng. Để phát huy được vai trị của tổ chức hội đồng qn nhân, cơng đồn và mọi cán bộ, nhân viên trong giám sát quản lý tài chính, lãnh đạo BV cần phải chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng cơ chế phát huy quyền làm chủ của cán bộ, nhân viên, tạo điều kiện để mọi cán bộ, nhân viên và tổ chức cơng đồn, hội đồng qn nhân tham gia giám sát QLTC. Quy định rõ nội dung, phương pháp giám sát, quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ, nhân viên và tổ chức cơng đồn, hội đồng qn nhân trong việc giám sát QLTC bệnh viện; có chế độ khen thưởng kịp thời để động viên, khích lệ các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt giám sát QLTC bệnh viện.

- Cùng với hoàn thiện cơ chế kiểm tra, kiểm sốt tài chính nội bộ, cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá từ bên ngoài đối với BV. Việc kiểm tra, giám sát từ bên ngoài được thực hiện bởi cơ quan chủ quản BV, của các cơ quan chức năng nhà nước (KBNN, thanh tra, kiểm toán, bảo hiểm xã hội), các cơ quan chuyên môn của BQP (Cục Kế hoạch và Đầu tư, Cục Tài chính, Cục Quân y, Bảo hiểm xã hội/BQP và của người bệnh. Căn cứ vào chức năng, quyền hạn của mình, các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước và BQP có thể định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát tài chính

các BV bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thơng qua yêu cầu BV nộp báo cáo. Để đảm bảo không gây phiền hà và tạo điều kiện cho BV, các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, giám sát cần xây dựng hệ thống tiêu chí kiểm tra, giám sát khoa học, đơn giản, dễ thực hiện, sát thực tiễn và cơng khai các tiêu chí này để BV biết. Hồn thiện chế độ thông tin báo cáo, công tác tài chính kế tốn và trách nhiệm giải trình của BV để có cơ sở kiểm tra, giám sát. Các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, giám sát cần phối hợp chặt chẽ với nhau để tránh chồng chéo, gây khó khăn cho BV. Mặt khác, cơ quan chủ quản phải yêu cầu BV công khai giá các dịch vụ KCB để bệnh nhân biết và giám sát; có cơ chế và tạo điều kiện cho bệnh nhân giám sát, đóng góp ý kiến với BV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý hoạt động có thu của bệnh viện quân y 91 (Trang 136 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)