Kinh nghiệm quản lý các hoạt động có thu của các bệnh viện công ở trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý hoạt động có thu của bệnh viện quân y 91 (Trang 45)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm quản lý các hoạt động có thu của các bệnh viện công ở trong nước

1.2.2.1. Kinh nghiệm Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai là BV đa khoa hạng đặc biệt trực thuộc Bộ Y tế, được giao quyền tự chủ tài chính từ năm 2006 (theo Quyết định số 5550/QĐ-BYT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế). Sau khi có quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế, BV đã xây dựng phương án tự chủ tài chính trình Bộ Y tế phê duyệt. Phương án tự chủ của BV được Bộ Y tế nhiều lần điều chỉnh theo hướng tăng dần mức độ tự chủ tài chính qua từng giai đoạn. Từ một BV thuộc nhóm các đơn vị tự chủ một phần chi thường xuyên (2006), đến nay BV Bạch Mai đã được giao tự chủ toàn bộ chi đầu tư và chi thường xuyên.

Sau khi đổi mới mô hình QLTC, nguồn thu của BV Bạch Mai tăng nhanh qua các năm và có sự chuyển dịch tương đối lớn về cơ cấu nguồn thu. Nguồn NSNN giảm nhanh cả về số tuyệt đối và tỷ trọng; năm 2006: chiếm 40% tổng thu, trong đó bảo đảm 100% chi thường xuyên; năm 2015: chiếm 1,01% tổng thu, NSNN không bảo đảm chi thường xuyên, chỉ cấp kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên được Nhà nước giao, đặt hàng. Nguồn thu từ dịch vụ KCB tăng nhanh; năm 2006: chiếm 48% tổng thu; năm 2015: chiếm 83,5% tổng thu.

Ngoài việc quản lý tốt các nguồn thu của BV, Phòng Tài chính kế toán cũng phát huy tốt vai trò trong công tác kiểm soát chi; đề xuất phân phối nguồn tài chính; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ. Khi bắt đầu thực hiện mô hình QLTC mới, Phòng Tài chính kế toán đã tham mưu, đề xuất lãnh đạo BV giao triệt để hạch toán thu chi cho từng phòng, khoa, ban trong BV; cơ quan có trách nhiệm kiểm soát là Phòng ̣ Tài chính kế toán. Cơ chế này đã mang lại hiệu quả rất lớn trong kiểm soát chi phí như giảm thất thoát chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hoá chất, vật tư tiêu hao; tiết kiệm chi phí hành chính, văn phòng phẩm, điện, nước... Từ đó, số chênh lệch thu chi lớn hơn, số trích lập các quỹ nói chung và quỹ đầu tư phát triển nói riêng đều tăng, BV có nguồn kinh phí để đầu tư nâng cấp TTB y tế hiện đại, chuyên sâu.

1.2.2.2. Kinh nghiệm Bệnh viện quân y 110 - Bắc Ninh

Qua 10 năm thực hiện mô hình QLTC theo cơ chế mới đã giúp BV quân y 110 đạt được nhiều kết quả quan trọng, từng bước phát triển, khẳng định được vị thế, uy

Nguồn thu của BV những năm qua có sự chuyển dịch lớn về cơ cấu; kinh phí NSNN cấp giảm dần và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu; tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ y tế và các nguồn thu khác tăng nhanh (Năm 2015: tổng thu của BV là 180 tỷ đồng, trong đó, nguồn kinh phí từ NSNN cấp chỉ chiếm 13,1%, còn lại là nguồn thu viện phí và các nguồn thu khác). Đa dạng hóa nguồn thu là giải pháp được BV rất chú trọng trong quá trình chuyển đổi mô hình QLTC theo cơ chế tự chủ. Các loại dịch vụ hỗ trợ người bệnh (bếp ăn, nơi ngủ, nghỉ, cắt tóc, gội đầu....), liên kết với các doanh nghiệp để khám bệnh định kỳ... được BV quan tâm và phát triển để tăng nguồn thu.

Tất cả các nguồn tài chính của BV đều được quản lý tập trung, thống nhất tại cơ quan tài chính. Để kiểm soát tốt việc chi tiêu, sử dụng kinh phí, lãnh đạo BV đã chỉ đạo Phòng Tài chính kế toán chủ trì xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trên cơ sở các quy định, có sự bàn bạc thống nhất, dân chủ, công khai và tăng cường kiểm tra, giám sát của cơ quan tài chính. Cán bộ, nhân viên trong BV đều được tham gia bàn bạc xây dựng và kiểm tra thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ. Việc phân phối, sử dụng quỹ thu nhập tăng thêm được xây dựng trên nguyên tắc người nào có năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác cao, đóng góp nhiều cho BV thì được chi trả cao hơn. Bệnh viện có mức thù lao thỏa đáng để khuyến khích, động viên, thu hút các chuyên gia, thầy thuốc giỏi đến làm việc. Về cơ bản, cán bộ, nhân viên của BV đều được hưởng thu nhập tăng thêm hằng tháng lớn hơn 1 tháng tiền lương cơ bản.

1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho các bệnh viện quân y 91

Từ những kinh nghiệm thực tế trong quản lý các hoạt động có thu tại các nêu trên cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội đất nước, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý hoạt động có thu tại bệnh viên quân y 91 như sau:

Một là, Bộ Quốc phòng cần xây dựng cơ chế quản lý riêng cho BVQY 91 dựa trên các đặc điểm, đặc thù của BVQY 91 đặc biệt là cơ chế thanh toán BHYT đối với quân nhân.

Hai là, việc xây dựng cơ chế tự chủ về tài chính cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng từ lộ trình, tỷ lệ đảm bảo kinh phí, thời gian áp dụng cho phù hợp và nội dung kinh phí tự chủ....

động vốn đầu tư cơ sở vật chất, TTB cho BVQY 91 hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho BVQY 91 khi chuyển sang tự chủ.

Bốn là, cơ chế kiểm soát tài chính phải được thực hiện nghiêm trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ của BV. Các nguồn tài chính của BV phải được quản lý tập trung, thống nhất tại cơ quan tài chính của BV.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng của công tác quản lý hoạt động có thu của bệnh viện Quân y 91? - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến các hoạt động có thu của bệnh viện Quân y 91?

- Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động có thu của bệnh viện Quân y 91 trong thời gian tới là gì?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Để nghiên cứu đề tài này tác giả dựa trên cơ sở các tài liệu thứ cấp từ các công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố, từ các báo cáo hàng năm của Bệnh viện Quân y 91 trong giai đoạn 2016-2018.

Ngoài ra, đề tài thu thập tài liệu, thông tin từ các cơ quan như: Bộ Y tế, Cục Hậu Cần Quân Khu 1, Sở Y tế Thái Nguyên, thu thập các số liệu thông qua các phương tiện đại chúng: đài, báo, ti vi, internet.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra phỏng vấn cán bộ, nhân viên đang làm việc tại Bệnh viện Quân y 91.

Đối tượng điều tra: Các cán bộ, nhân viên đang làm việc tại Bệnh viện Quân y 91.

Mục đích điều tra: Đánh giá hiệu quả quản lý các hoạt động có thu của Bệnh viện Quân y 91 bao gồm các nội dung về xây dựng kế hoạch- dự toán, chấp hành, quyết toán và công tác thanh tra, kiểm tra,...

Quy mô mẫu điều tra: Do tổng số cán bộ, nhân viên của BVQY 91 hiện nay là 244. Nhận thấy, số lượng cán bộ, nhân viên của BVQY 91 như vậy là không lớn. Để đảm bảo kết quả điều tra được chính xác, tác giả sử dụng phương pháp điều tra tổng

Nội dung phiếu điều tra:

Phần 1: Thông tin của đối tượng được điều tra Phần 2: Đánh giá về công tác quản lý tài chính về: - Quy trình quản lý tài chính;

- Xây dựng dự toán thu;

- Công tác thực hiện các hoạt động có thu - Công tác thanh tra, kiểm tra;

Các câu hỏi trong phiếu điều tra sử dụng thang đo Likert (Likert R. A, 1932). Cụ thể được diễn giải trong phiếu điều tra.

Bảng 2. 1. Thang đo Likert Scale

Điểm Mức đánh giá Ý nghĩa

1 1,00 - 1,80 Rất kém

2 1,81 - 2,60 Kém

3 2,61 - 3,40 Trung bình

4 3,41 - 4,20 Tốt

5 4,21 – 5,00 Rất tốt

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin

Tài liệu sau khi thu thập kiểm tra nếu phát hiện sai sót, thiếu chính xác trong ghi chép, tổng hợp, chỉnh sửa thông tin còn thiếu sau đó sàng lọc và tính toán cho phù hợp với mục tiêu và mục đích nghiên cứu

Sau khi được làm xử lý, thông tin và các số liệu thu thập được sẽ được tác giả cập nhật và tính toán tổng hợp thông qua hệ thống các bảng biểu... Đề tài sử dụng công cụ Microsoft Excel 2010 và một số chương trình ứng dụng khác để tính toán.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được vận dụng trong chọn điểm nghiên cứu, nhân tố thống kê các loại lao động bao gồm: Loại hình đơn vị, cán bộ tham gia phỏng vấn phân theo giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn. Phương pháp này cũng dùng để lựa chọn các tiêu thức để so sánh và phân tích như: quy chế có hợp lý không, chế độ đã thoả đáng

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Tình hình thu chi qua các năm nghiên cứu trong đề tài sẽ được so sánh thông qua phương pháp thống kê so sánh nhằm chỉ ra sự khác biệt về kết quả sử dụng nguồn thu, so sánh hiệu quả quản lý các hoạt động có thu của đơn vị qua các năm...

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu đã được lượng hóa có cùng một một dung tính chất tương tự như nhau.

- Biểu hiện bằng số: Số tiền hay tỷ lệ %.

- Phương pháp so sánh trong kỳ phân tích tài chính là:

+ So sánh số thực hiện kỳ này so với số thực hiện kỳ trước để thấy được sự tốt hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới.

+ So sánh giữa số thực hiện kỳ này so với kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu của đơn vị.

Từ đó đưa ra kết luận có căn cứ khoa học cho các giải pháp đồng thời đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý tài chính cho Bệnh viện Quân y 91.

2.2.3.3. Phương pháp dự báo

Căn cứ vào thực tế việc thu thập và xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hướng vận động của các hiện tượng trong tương lai, từ đánh giá thực trạng quản lý các hoạt động có thu của Bệnh viện Quân y 91 giai đoạn 2016-2018 sẽ dự báo xu hướng tài chính của đơn vị trong thời gian tới.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu về quản lý tài chính hoạt động có thu của bệnh viện

2.3.1. Tiêu chí định tính

a) Tính hiệu lực

Tiêu chí này được thể hiện ở chỗ: cơ chế QLTC BVQY 91 “phải đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ (không chồng chéo, không mâu thuẫn với quy định của pháp luật hiện hành về QLTC bệnh viện công lập); tính toàn diện (có đầy đủ các quy định cần thiết); tính phù hợp (thể hiện ở sự phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội, cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng). Hiệu lực của cơ chế QLTC BVQY 91 được thể hiện khi nó có

Nói cách khác, trên cơ sở quy định của Nhà nước, BQP, đặc thù của BVQY 91 mà cơ chế QLTC phải tạo ra khung pháp lý hoàn chỉnh, đặc biệt cơ chế về tự chủ tài chính để BVQY 91 dựa vào đó để chủ động tổ chức hoạt động một cách hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

b) Tính hiệu quả

Hiệu quả của cơ chế được đo lường bởi hai khía cạnh lợi ích và chi phí. Một cơ chế được xem là hiệu quả khi nó đáp ứng được mong muốn của người ban hành cơ chế và đạt được mục tiêu là tác động đến các đối tượng liên quan để điều điều chỉnh theo hướng tích cực với chi phí thấp nhất. Đây là tiêu chí quan trọng phản ánh kết quả của cơ chế QLTC mới đem lại cho BVQY 91 so với khi áp dụng QLTC theo cơ chế cũ. Nó được thể hiện qua sự tăng, giảm của các chỉ tiêu tài chính như: tiết kiệm NSNN, nâng cao hiệu quả của việc phân bổ các nguồn lực cho BVQY 91, tiết kiệm chi phí KCB, tăng thu nhập cho người lao động trong BVQY 91...

c) Tính linh hoạt

Tính linh hoạt của cơ chế QLTC BVQY 91 là khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường KT-XH, cơ chế thị trường. Tính linh hoạt của cơ chế QLTC BVQY 91 được thể hiện qua cơ chế tự chủ tài chính của BVQY 91, cho phép BVQY 91 được tự chủ trong việc huy động và sử dụng các nguồn tài chính phù hợp với quy mô, năng lực KCB của mỗi BVQY.

d) Tính công bằng

Các quy định trong cơ chế QLTC BVQY 91 phải đảm bảo sự hải hòa giữa quyền và trách nhiệm của BVQY 91, giữa việc sử dụng các nguồn lực tài chính với lợi ích thu được. Bên cạnh đó, cơ chế QLTC theo hướng tự chủ tài chính phải tạo ra sự công bằng giữa quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của BVQY 91 mà cụ thể là về huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính, chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động với mục tiêu là nâng cao năng lực KCB, năng lực cạnh tranh, duy trì và phát triển BV.

e) Tính ràng buộc về mặt tổ chức

Để đảm bảo tính hiệu quả của cơ chế QLTC BVQY 91 thì những quy định trong cơ chế phải phù hợp với pháp luật hiện hành trong QLTC BVQY 91C Việt nam.

Ngoài ra nó cần phải có những quy định riêng bởi BVQY 91 ngoài nhiệm vụ thực hiện KCB như BVQY 91C thì BVQY 91 này còn thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Do vậy, hiệu quả của cơ chế QLTC BVQY 91 còn được thể hiện qua việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ và BQP giao cho BVQY 91.

2.3.2. Tiêu chí định lượng

(1) Tổng thu-chi ngân sách nhà nước, thu-chi sự nghiệp thường xuyên: Phản ánh mức độ thu ngân sách nhà nước, sự nghiệp thường xuyên và thực hiện nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, chi sự nghiệp thường xuyên.

(2) Số dự toán thu-chi ngân sách nhà nước; thu-chi sự nghiệp thường xuyên: Bao gồm nhiều khoản thu-chi khác nhau của ngân sách nhà nước, sự nghiệp thường xuyên phản ánh việc lập dự toán thu, chi đã đúng theo cơ cấu, bám sát nguồn thu, chi của đơn vị.

(3) Số quyết toán thu-chi ngân sách nhà nước, thu-chi sự nghiệp thường xuyên: Phản ánh quá trình thực hiện công tác quyết toán các nguồn ngân sách nhà nước, sự nghiệp thường xuyên.

(4) % thực hiện thu chi ngân sách nhà nước, sự nghiệp thường xuyên so với dự toán: Phản ánh kết quả thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước, sự nghiệp thường xuyên so với dự toán. Chỉ tiêu được tính = Số thu, chi ngân sách nhà nước, sự nghiệp thường xuyên thực hiện/dự toán x 100%.

(5) Cơ cấu thu-chi ngân sách nhà nước, thu-chi sự nghiệp thường xuyên: Phản ánh tỷ lệ các nguồn thu, chi chiếm trong tổng thu chi ngân sách nhà nước, sự nghiệp thường xuyên. Chỉ tiêu được tính = Số thu, chi chi tiết theo nội dung các nguồn/Tổng thu, chi ngân sách nhà nước và thu, chi sự nghiệp thường xuyên x 100%.

(6) % tăng thu-chi ngân sách nhà nước, thu-chi sự nghiệp thường xuyên giữa các năm: Phản ánh mức độ tăng thu, chi ngân sách nhà nước, sự nghiệp thường xuyên giữa các năm. Chỉ tiêu được tính = Số thu, chi ngân sách nhà nước, sự nghiệp thường xuyên năm nay/Số thu, chi ngân sách nhà nước, sự nghiệp thường xuyên năm trước x 100%.

(7) % tăng thu-chi ngân sách nhà nước, thu-chi sự nghiệp thường xuyên giữa các năm: Phản ánh mức độ tăng thu, chi ngân sách nhà nước, sự nghiệp thường xuyên giữa các năm. Chỉ tiêu được tính = Số thu, chi ngân sách nhà nước, sự nghiệp thường xuyên năm nay/Số thu, chi ngân sách nhà nước, sự nghiệp thường xuyên năm trước x 100%.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG CÓ THU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý hoạt động có thu của bệnh viện quân y 91 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)