Hoàn thiện hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ và xây dựng quy chế chi tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý hoạt động có thu của bệnh viện quân y 91 (Trang 131 - 135)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp nhằm hồn thiện quản lý tài chính tại Bệnh viện đến năm

4.2.4. Hoàn thiện hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ và xây dựng quy chế chi tiêu

Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của ĐVSN công lập, các BVQĐ xác định mức độ tự chủ tài chính theo từng giai đoạn. Tùy theo mức độ tự chủ về tài chính, BVQY 91 phải xây dựng, hoàn thiện Quy chế chi tiêu nội bộ nhằm chủ động trong quản lý và chi tiêu tài chính; sử dụng kinh phí đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí, tham nhũng; là căn cứ để thanh toán các khoản chi tiêu; là cơ sở để cơ quan quản lý cấp trên, các cơ quan có trách nhiệm, KBNN kiểm tra, thanh tra, kiểm tốn; tạo ra sự cơng bằng, quyền chủ động cho cán bộ, nhân viên BV; khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, thu hút và giữ được những người có năng lực chun mơn giỏi. thiết phải xây dựng mới Quy chế chi tiêu nội bộ.

Quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng trên cơ sở các văn bản pháp luật của Nhà nước, các thông tư, hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phịng và các bộ, ngành có liên quan. Quy chế chi tiêu nội bộ phải được thảo luận rộng rãi, dân chủ, cơng khai, có ý kiến thống nhất của tổ chức cơng đồn, hội đồng qn nhân BV, được sự chấp thuận, phê duyệt của cơ quan quản lý cấp trên và do Giám đốc BV ký ban hành để thực hiện.

Phần mở đầu của Quy chế chi tiêu nội bộ gồm các căn cứ để xây dựng quy chế; mục đích của quy chế; đối tượng áp dụng. Chương I gồm các điều về nguyên tắc chung; nguyên tắc quản lý nguồn thu; nguyên tắc quản lý chi; quản lý các loại hợp đồng. Chương II gồm các điều về quy định quản lý nguồn thu. Chương III gồm các điều quy định về quản lý chi. Chương IV gồm các điều quy định về trích lập và sử dụng các quỹ. Chương V gồm các điều quy định trách nhiệm của Ban lãnh đạo BV, Ban Chấp hành cơng đồn và Hội đồng quân nhân trong quản lý chi tiêu nội bộ. Chương VI - Điều khoản thi hành.

Về nguyên tắc chung, Quy chế chi tiêu nội bộ phải bao gồm đầy đủ các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, phù hợp với hoạt động của đơn vị, sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả và tăng cường cơng tác quản lý, cụ thể:

Quản lý nguồn thu: mọi nguồn thu của BV đều do phòng (ban) Tài chính tổ chức thu và thống nhất tập trung quản lý theo quy định QLTC của Nhà nước và quy

chế quản lý nguồn thu của BV. Tất cả các khoản thu đều phải sử dụng chứng từ thu thống nhất của BV do phịng (ban) Tài chính cấp. Mọi khoản thu nếu khơng được phản ánh trên chứng từ quy định là khoản thu bất hợp pháp. Các nguồn thu hợp pháp khác thực hiện theo hướng dẫn của Nhà nước và quyết định của Giám đốc BV.

Quản lý chi: đối với các nội dung chi cho quản lý và chi nghiệp vụ thường xuyên đã có chế độ tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định, Giám đốc BV được quyết định mức chi bằng hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan có thẩm quyền quy định. Đối với các nội dung chi cho quản lý và chi nghiệp vụ thường xuyên chưa có quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc thuộc thẩm quyền của đơn vị, cơ quan tài chính BV có trách nhiệm xây dựng phương án trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy lấy ý kiến rộng rãi của cán bộ, nhân viên BV.

Nguồn tài chính của BV gồm: (1) Kinh phí do NSNN cấp gồm: kinh phí lương, phụ cấp của sỹ quan có trong biên chế theo quy định của BQP, một phần KPNV và kinh phí khác bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ của BV được cấp trên giao; kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp trên giao; kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định; vốn đầu tư XDCB, kinh phí mua sắm TTB, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp trên phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm; vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp trên phê duyệt; kinh phí khác (nếu có); (2) Nguồn thu sự nghiệp gồm: Thu từ các hoạt động dịch vụ KCB; thu từ hoạt động kinh doanh nhà thuốc BV; thu từ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học; thu từ các hoạt động cung ứng lao vụ (giặt là, ăn uống...), trông giữ xe...; thu từ dịch vụ pha chế thuốc, dịch truyền, sàng lọc máu...; lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết; lãi từ tiền gửi ngân hàng; nguồn vốn viện trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật; nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng và vốn huy động của cán bộ, nhân viên BV; nguồn vốn tham gia liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; thu khác (nếu có).

Nội dung chi gồm: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp theo lương; chế độ thu, nộp BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp cho cán bộ, nhân viên; chế độ tiền ăn

và tiền ăn giữa ca; phụ cấp trực, phụ cấp phẫu thuật, tiểu thủ thuật; chế độ thù lao khám sức khỏe ngoại viện; phụ cấp độc hại; chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp khó khăn đột xuất; chế độ an dưỡng, bồi dưỡng; chi thù lao báo cáo viên của Đảng; chi tổ chức hội nghị; sử dụng điện thoại, ô tô phục vụ công tác; chế độ khen thưởng; chi đào tạo, huấn luyện; các khoản chi cho hoạt động chuyên môn; chi sửa chữa TTB, nhà cửa, xe máy; chi mua sắm tài sản; chi khấu hao tài sản cố định; chi trả liên doanh, liên kết đầu tư TTB y tế; chi tiếp khách; chi mua bảo hiểm tài sản, chi kiểm định; các khoản thuế phải nộp, nộp trên (nếu có); chi trả thu nhập tăng thêm; chi khác. Ngồi ra, trong mục này cần có các điều quy định về việc trích lập các quỹ, quản lý và sử dụng quỹ. Hàng năm, căn cứ nhiệm vụ được giao, kết quả hoạt động của năm trước, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, BVQĐ phải lập dự toán theo quy định. Căn cứ hướng dẫn của cơ quan nghiệp cụ cấp trên để lập dự toán phần NSNN, ngân sách BQP bảo đảm. Căn cứ vào dự kiến hoạt động dịch vụ, mức thu do BV quyết định và các hợp đồng kinh tế đã ký kết để lập dự toán phần thu sự nghiệp và dự toán chi. Dự toán thu, chi phải được lập chi tiết theo từng nội dung. Đối với dự tốn chi từ nguồn NSNN, Bộ Quốc phịng cấp, BVQĐ phải thực hiện chi đúng nội dung, nhiệm vụ đã được phê duyệt, không được điều chỉnh nội dung chi. Đối với dự toán chi thường xuyên từ nguồn thu sự nghiệp, hàng năm BV có thể điều chỉnh nội dung chi cho phù hợp với tình hình thực tế. Quy chế cũng quy định việc áp dụng chế độ kế toán; quyết toán thu chi; chế độ kiểm tra, kiểm soát hoạt động thu, chi.

Để xây dựng được Quy chế chi tiêu nội bộ có cơ sở khoa học và bám sát tình hình thực tiễn, BVQĐ cần phải rà sốt, hồn thiện hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ đối với mọi hoạt động của BV. Đối với các nội dung thu, chi đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, BV phải phổ biến đến mọi cán bộ, nhân viên và yêu cầu chấp hành nghiêm túc. Đối với các nội dung thu, chi chưa có quy định của cơ quan có thẩm quyền, BV phải xây dựng và lấy ý kiến rộng rãi trong cán bộ, nhân viên BV, nhất là với nội dung chi trả thu nhập tăng thêm.

Để đảm bảo công bằng, minh bạch trong sử dụng quỹ chi trả tăng thêm cho cán bộ, nhân viên, BV phải xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả, chất lượng thực hiện nhiệm vụ của người lao động. Hệ thống tiêu chí này phải bám sát thực tế từng

công việc, với nguyên tắc người nào thực hiện công việc tốt hơn sẽ được chi trả tăng thêm nhiều hơn. Để có cơ sở xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả và chất lượng công việc của người lao động, BV phải xây dựng tiêu chuẩn, yêu cầu cần đạt được của từng vị trí việc làm; hàng tháng có đánh giá, bình xét, phân loại chất lượng. Qua đó, tạo điều kiện, kích thích cán bộ, nhân viên nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần và thái độ phục vụ người bệnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý hoạt động có thu của bệnh viện quân y 91 (Trang 131 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)