Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng công chức tại UBND thành phố bắc giang (Trang 41 - 42)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.2. Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu

2.2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu là 12 phòng chuyên môn tại UBND thành phố Bắc Giang.

2.2.2.2. Chọn mẫu điều tra

- Nhóm 1: Công chức tại UBND thành phố Bắc Giang.

UBND thành phố Bắc Giang hiện nay có 99 công chức. Để điều tra về thực trạng chất lượng công chức các cơ quan thuộc UBND thành phố Bắc Giang, đề tài sử dụng công thức chọn mẫu Slovin:

n = N

1+N∗e2 trong đó: n là cỡ mẫu

N là số lượng tổng thể e là sai số tiêu chuẩn

Với độ tin cậy 95%, e = 0,05, số lượng mẫu điều tra tối thiểu là:

n = N

1+N∗e2 = 99

1+101∗0,052 = 80 người.

Tác giả tiến hành điều tra khảo sát bằng cách chọn ngẫu nhiên 80 công chức tại UBND thành phố Bắc Giang.

- Nhóm 2: Công dân giao dịch tại các cơ quan thuộc UBND thành phố Bắc Giang.

Tính trung bình mỗi ngày có khoảng 90 lượt công dân đến giao dịch tại trụ sở UBND thành phố Bắc Giang. Tương tự, tác giả sử dụng công thức chọn mẫu Slovin để tính toán số lượng công dân sẽ được phỏng vấn để đánh giá chất lượng công chức các cơ quan thuộc UBND thành phố Bắc Giang.

Với độ tin cậy 95%, e = 0,05, số lượng mẫu điều tra tối thiểu là: n = N

1+N∗e2 = 90

1+90∗0,052 = 73 người

Tác giả tiến hành điều tra khảo sát bằng cách chọn ngẫu nhiên 73 người đến giao dịch tại UBND thành phố Bắc Giang.

- Nhóm 3: Tác giả tiến hành phỏng vấn 15 cán bộ quản lý, gồm: Chủ tịch UBND thành phố, 02 Phó Chủ tịch UBND thành phố và 12 Trưởng phòng các cơ quan UBND thành phố Bắc Giang.

*) Thời điểm điều tra: Tháng 01/2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng công chức tại UBND thành phố bắc giang (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)