- Nợ quá hạn Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn Phần lớn các khoản vay bị chuyển nợ quá hạn là những
1.3.1.2. Kinh nghiệm của các Ngân hàng thương mại Singapore
chia thành 5 nhóm nợ: nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1), nợ cần chú ý (nhóm 2), nợ duới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4), nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5), trong đó nợ các nhóm 3, 4, 5 đuợc gọi là nợ xấu. Việc trích lập dự phòng tổn thất cho vay chỉ bao gồm dự phòng cụ thể. Dự phòng cụ thể đuợc xác định theo các tiêu chí:
(i) Hoạt động KD cơ bản và khả năng tài chính vững chắc của KH vay (kiểm tra khả năng tồn tại).
(ii) Nguồn tiền mặt của KH vay (bao gồm cả nguồn hỗ trợ của bên thứ ba).
(iii) Chất luợng và giá trị có thể bán đuợc của tài sản ký quỹ và tài sản bảo lãnh cho khoản vay TD.
(iv) Sự tồn tại của quyền truy đòi hợp pháp có giá trị pháp lý và có thể thi hành đối với KH vay.
Đồng thời với các tiêu chí trên, giá trị dự phòng không đuợc nhỏ hơn giá trị tối
thiểu theo quy định của Cơ quan quản lý tiền tệ của Singapore (MAS). Trong đó: (1) Nợ duới tiêu chuẩn: 10% giá trị khoản vay; (2) Nợ nghi ngờ: 50% giá trị khoản vay; (3) Nợ có khả năng mất vốn: 100% giá trị khoản vay.
Để phòng ngừa các khoản nợ xấu phát sinh, các NHTM Singapore đuợc yêu cầu xây dựng iiDanh mục theo dõi” để nhận biết những dấu hiệu cảnh báo sớm vấn đề bất ổn về TD. iiDanh mục theo dõi” không phải là danh mục phân loại, mà là danh sách những KH đang tồn tại những vấn đề RRTD tiềm ẩn cần quan tâm. Những KH có tên trong danh sách theo dõi không phải là những KH bị xếp vào loại nợ cần chú ý hoặc thấp hơn, mà đều là những KH đuợc xếp loại nợ đủ tiêu chuẩn. Tuy nhiên, trong truờng hợp dấu hiệu cảnh báo sớm có chiều huớng có ảnh huởng bất lợi đối với KH vay, khi đó cần xem xét để có thể xếp loại KH vào nhóm nợ cần chú ý hoặc thấp hơn.
Đối với các khoản nợ đuợc phân loại vào nợ xấu, thì tối đa trong vòng 30 ngày làm việc, các CBTD phải chuyển ngay cho bộ phận quản lý tài sản đặc biệt theo dõi để:
(i) Xem xét lại tất cả các loại giấy tờ và tài sản ký quỹ và khi cần thiết có thể sửa đổi để hoàn chỉnh các giấy tờ và tài sản đó.
(ii) Đánh giá khả năng của KH và sẵn sàng thực hiện cơ cấu lại nợ trong một khoảng thời gian thích hợp.
(iii) Trường hợp cần thiết sẽ tiến hành những thủ tục pháp lý thích hợp để thu
hồi các khoản TD.
(iv) Đưa ra chiến lược thu hồi khoản nợ cũng như phân loại vào các nhóm nợ
thích hợp.
(v) Tiến hành giám sát chặt chẽ và kiểm tra thường xuyên hơn đối với các khoản nợ này.
Đối với các khoản nợ xấu được trích lập dự phòng đầy đủ, MAS cho phép các
NHTM được xóa nợ xuống còn 1 §« la Singapore (SGD), bất kể tình trạng có
thể thu hồi được khoản nợ như thế nào. Điều này nhằm phục vụ cho các mục đích giám
sát. Báo cáo danh mục các khoản nợ xấu và trích lập dự phòng cụ thể của các NHTM
bắt buộc phải được nộp tới Hội đồng quản trị của NHTM và MAS để quản lý.
Với việc quản lý nợ xấu như trên, nhìn chung tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Singapore không cao và thông thường nếu phát sinh một khoản nợ xấu ở NHTM thì gần như ngay lập tức khoản nợ đó sẽ được xử lý.