Giải pháp về nâng cao chất lượng công tác phân tích và thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu 084 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và xử lý rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH bắc NINH,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 93 - 95)

- Nhiệm vụ chính trị phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHNo&PTNT Việt Nam.

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG

3.2.2.1. Giải pháp về nâng cao chất lượng công tác phân tích và thẩm định tín dụng

NHNo&PTNT VN phải đề ra chiến lược KD tín dụng, trên cơ sở phân tích tình hình KD hiện tại, đánh giá RR liên quan đến việc cho vay, cũng như khả năng chịu đựng RR của mình. Chiến lược này phải được ban điều hành xem xét hàng năm, phải được lập kế hoạch xu hướng tổng thể của hoạt động kinh doanh TD, đồng thời cũng cần hoàn thiện chính sách TD. Để đảm bảo đưa hoạt động TD của NHNo&PTNT VN phát triển theo đúng định hướng, đạt được mục tiêu an toàn, hiệu quả, tăng trưởng bền vững và kiểm soát được RR, chính sách TD của NHNo&PTNT VN cần phải hoàn thiện được cơ chế phân cấp ủy quyền. Việc phân cấp ủy quyền trong phê duyệt TD phải tuân thủ quy trình xét duyệt TD từ khâu xét duyệt TD đến khâu kiểm soát và phải phù hợp với đặc điểm tổ chức và hoạt động, quy mô, điều kiện, khả năng và đặc điểm trong đơn vị phù hợp với năng lực của người được phân quyền cũng như năng lực kiểm soát RR của đơn vị được phân cấp.

3.2.2. Nhóm giải pháp vi mô

3.2.2.1. Giải pháp về nâng cao chất lượng công tác phân tích và thẩm địnhtín dụng tín dụng

Phân tích và thẩm định tín dụng là hai khâu rất quan trọng trong toàn bộ quy trình tín dụng. Hai khâu này nếu thực hiện tốt sẽ góp phần đáng kể trong việc quản lý tốt và giảm thiểu RRTD.

Mục tiêu của phân tích tín dụng là nhằm đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để quyết định cho vay, theo đó ngân hàng chỉ cho vay khi đánh giá được khách hàng có khả năng trả nợ. Điều này đã góp phần làm giảm thiểu RRTD.

Để đánh giá được khả năng trả nợ của KH, công tác phân tích tín dụng cần tập trung và hai nội dung chính: Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp và phân tích sự khả thi của phương án sản xuất KD.

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp sử dụng dữ liệu từ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp và áp dụng kỹ thuật phân tích tỷ số tài chính để đánh giá xem tình hình thanh khoản, tình hình sử dụng nợ, hiệu quả sử dụng tài sản và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp như thế nào. Từ đó, có cơ sở đánh giá doanh nghiệp có khả năng trả nợ hay không. Tuy nhiên, do sử dụng dữ liệu quá khứ nên phân tích

tình hình tài chính doanh nghiệp chỉ thích hợp đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp ở quá khứ, trong khi việc cho vay được thực hiện ở hiện tại và việc thu hồi nợ lại diễn ra ở tương lai. Do đó, phân tích tình hình tài chính có những hạn chế nhất định cần được bổ sung bằng phân tích phương án sản xuất KD.

Phân tích phương án sản xuất KD sử dụng dữ liệu quá khứ và dữ liệu ước lượng để đánh giá tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận và dòng tiền kỳ vọng, từ đó, đánh giá sự khả thi của phương án sản xuất KD. Kết hợp giữa phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và phân tích phương án sản xuất KD là sự kết hợp giữa quá khứ và tương lai nhằm đánh giá chính xác hơn khả năng trả nợ của KH.

Mục tiêu của thẩm định tín dụng là đánh giá mức độ tin cậy của phương án sản xuất KD và dự án đầu tư mà KH lập và nộp cho NH trong hồ sơ vay vốn, theo đó NH cũng chỉ cho vay khi nào thẩm định và đánh giá được phương án sản xuất KD và dự án đầu tư của KH là đáng tin cậy. Điều này cũng góp phần làm giảm thiểu RRTD.

Hiện nay, quy mô vốn cho vay mỗi hợp đồng TD, mỗi KH ngày càng lớn hơn. Các dự án vay vốn có mục đích đa dạng hơn, lĩnh vực kinh doanh phức tạp hơn, tính cạnh tranh cao hơn và thị trường diễn biến thất thường hơn. Do đó, đòi hỏi phải tăng cường công tác thẩm định trước khi quyết định cho vay. Để nâng cao chất lượng thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh, cần bố trí những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm trong nghiệp vụ TD, thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận và khoá học về thẩm định dự án để cập nhật thông tin, cách thức thẩm định dự án. Áp dụng công nghệ phần mềm về thẩm định, trên cơ sở đó đưa ra các kết quả chính xác và nhanh chóng.

Thẩm định dự án có nhiều lĩnh vực khác nhau, cán bộ làm công tác thẩm định cần tham khảo và tìm hiểu các thông tin, dự án cùng lĩnh vực đầu tư để đưa ra các nhận định chính xác.

Trong quá trình thẩm định cần chú ý đến uy tín, khả năng tài chính của KH. Trong thực tế, nhiều KH cung cấp thông tin sai sự thật, trong khi công tác thẩm định này chủ yếu dựa trên báo cáo tài chính của KH. Thẩm định tài chính giúp cho

NH đánh giá đúng thực trạng tài chính của KH trước khi có quyết định đầu tư. Đồng thời cần đánh giá dự án trên phương án động, các tình huống có thể xảy ra, trên cơ sở đó so sánh và đánh giá độ nhậy của dự án đó để xem xét quyết định cho vay.

Thẩm định dự án đồng thời cũng là tư vấn cho KH trong việc vay vốn làm sao cho đồng vốn phát huy hiệu quả cao nhất.

Ngoài ra, cần lưu ý rằng dù khách hàng có tiến hành nghiên cứu và lập dự án đầu tư kỹ lưỡng và NH tiến hành công tác thẩm định chu đáo đến đâu chăng nữa cũng chỉ góp phần thôi chứ không thể hoàn toàn loại bỏ RRTD. Bởi lẻ, không ai biết được chuyện gì sẽ xảy ra cho đến khi khoản cấp tín dụng được thu về cả gốc và lãi. Chỉ khi ấy, mới có thể nói là không còn RRTD.

Một phần của tài liệu 084 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và xử lý rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH bắc NINH,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w