Chính sách trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 084 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và xử lý rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH bắc NINH,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 75 - 76)

- Nhiệm vụ chính trị phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHNo&PTNT Việt Nam.

2.3.3.1. Chính sách trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng

Phân loại các khoản vay để trích lập dự phòng theo đúng qui định. Hiện nay, NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh thực hiện theo Quyết định 636/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 22/6/2007 của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. Theo quyết định 636, việc trích lập dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và dự phòng chung, thì việc phân loại nợ như sau:

Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ vào các nhóm từ nhóm I đến nhóm V

V Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn đuợc trích lập với tỷ lệ: 0% V Nhóm 2: Nợ cần chú ý đuợc trích lập với tỷ lệ: 5%

_________Chỉ tiêu_________ Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

S Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn được trích lập với tỷ lệ: 20%

S Nhóm 4: Nợ nghi ngờ được trích lập với tỷ lệ: 50%

S Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn được trích lập với tỷ lệ: 100%

- NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh thực hiện trích lập dự phòng, sử dụng quỹ dự phòng để XLRR theo QĐ 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005. Số trích lập DPRR cụ thể được tính như sau: R=max{0,(A-C)}x r; Trong đó:

R: số tiền cụ thể phải trích A: Giá trị của khoản nợ

C: Giá trị của tài sản bảo đảm(TSBĐ) r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể.

Tỷ lệ tối đa áp dụng để xác định giá trị của TSBĐ(C) được quy định cụ thể tại QĐ 493. Giá trị của TSBĐ được xác định trên cơ sở tích số giữa tỷ lệ áp dụng nói trên và giá trị thị trường của TSBĐ.

Dự phòng chung: là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ, trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của chi nhánh khi chất lượng các khoản nợ suy giảm. Theo điều 23 Quyết định 636/QĐ-HĐQT-XLRR, dự phòng chung (DPC) trích năm kế hoạch (KH) được xác định như sau:

DPC trích năm DPC trích theo cơ cấu Dự kiến sử dụng Dư có DPC đầu Kế hoạch = nhóm nợ năm KH + DPC năm KH - năm KH

Trong đó: DPC phải trích theo cơ cấu nợ cuối năm được tính bằng tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm I đến nhóm IV nhân với tỷ lệ phải trích theo các năm. Theo quyết định 493/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 thì các tổ chữc tín dụng thực hiện trích lập DPC = 0,75%, còn tại hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam DPC được trích lập như sau:

+ Năm 2007: 0,45% + Năm 2008: 0,60%

+ Từ năm 2009 trở đi: 0,75%

Một phần của tài liệu 084 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và xử lý rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH bắc NINH,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w