- Nhiệm vụ chính trị phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHNo&PTNT Việt Nam.
GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
3.2.2.6. Thành lập bộ phận quản lý rủi ro tín dụng
Quy định phải đăng ký tài sản thế chấp, quy định mới về phân loại nợ và trích lập dự phòng, quy định mới về các đảm bảo an toàn ....góp phần giúp Ngân hàng kiểm soát được RRTD tốt hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng là bản thân NHNo& PTNT tỉnh Bắc Ninh phải có bộ phận quản lý RRTD.
Trên cơ sở thực tế hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh hiện nay, NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh cần có bộ phận quản lý RRTD hoạt động hiệu quả, khách quan tách khỏi bộ phận trực tiếp cho vay, thực hiện giám sát độc lập quá trình cấp tín dụng và giám sát việc thực hiện quy trình tín dụng, cho vay với nội dung bao gồm:
Thực hiện chấm điểm, xếp hạng TD. Hiện tại NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện chấm điểm (cá nhân), xếp hạng KH (doanh nghiệp), song việc chấm điểm, xếp hạng TD còn mang tính chủ quan, hình thức. Việc xếp hạng, chấm điểm TD là do CBTD thực hiện (người trực tiếp giao dịch với KH, thẩm định, đề xuất cho vay), nên chưa thực sự khách quan.
Để việc chấm điểm, xếp hạng TD thật sự có ý nghĩa trong việc phòng ngừa và
xử lý RRTD, thì cán bộ thực hiện chấm điểm, xếp hạng TD phải độc lập với bộ phận sử dụng kết quả chấm điểm, xếp hạng tín nhiệm để quyết định TD.
Thực hiện thẩm định RRTD theo quy trình đã được áp dụng. Để đảm bảo đánh giá khách quan mức độ RRTD trợ giúp cho người có thẩm quyền quyết định TD về mức độ rủi ro của khoản vay trước khi có quyết định TD cần thực hiện quy trình thẩm định RRTD đã được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn quốc tế; Bộ phận Quản lý RRTD thực hiện thẩm định RRTD đối với KH vay mới, các khoản vay lớn, các khoản vay phức tạp do lãnh đạo quy định, đồng thời lập báo cáo thẩm định RRTD.
phận quản lý RRTD thực hiện phân tích, nhận biết rủi ro, lượng hoá RRTD hiện có và xác định RRTD tiềm tàng trong hoạt động TD trình lãnh đạo TD có quyết sách hợp lý trong ngắn hạn và dài hạn để phòng ngừa và xử lý rủi ro.Việc xác định RRTD hiện có, RRTD tiềm tàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phòng ngừa và xử lý RRTD, giúp cho các NH có quyết định đúng đắn, kịp thời trong những trường hợp cụ thể nhằm phòng tránh rủi ro, hạn chế tổn thất tài chính và xử lý rủi ro TD đạt hiệu quả cao.