Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có chính sách nhân sự hợp lý

Một phần của tài liệu 084 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và xử lý rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH bắc NINH,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 103 - 104)

- Nhiệm vụ chính trị phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHNo&PTNT Việt Nam.

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG

3.2.2.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có chính sách nhân sự hợp lý

Việc phát triển các nghiệp vụ TD, phòng ngừa và xử lý RRTD có hiệu quả hay không, trước hết phụ thuộc vào trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ NH. Phải có những cán bộ tinh thông nghiệp vụ, có kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh NH hiện đại, là chủ công nghệ mới, hiểu biết pháp luật. Đặc biệt phải có đội ngũ cán bộ lãnh đạo NH giỏi, năng động thì mới đảm bảo thành công cho quá trình phát triển các nghiệp vụ kinh doanh nói chung và các nghiệp vụ TD của NH nói riêng.

Để làm được điều đó thì NH cần có một số biện pháp sau:

+ Một là, Chuẩn hóa CBTD. CBTD có một vai trò rất quan trọng đối với hoạt động NH, họ có thể mang lại lợi nhuận cho NH và cũng có thể đem đến rủi ro cho NH. Do vậy, để phòng ngừa và xử lý rủi ro trong công tác TD ngay từ khâu tuyển dụng cán bộ làm công tác TD cần phải chặt chẽ và cần có một số tiêu chuẩn cơ bản sau: (1) Phải được đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành ở các trường đại học có uy tín; (2) Có khả năng ngoại ngữ, tin học, điều kiện để phục vụ cho việc nghiên cứu tài liệu, giao dịch và sử dụng máy tính trong việc tính toán, thẩm định dự án; (3) Có phẩm chất đạo đức: đây chính là tiêu chuẩn quan trọng đối với CBTD, quyết định đến vấn đề rủi ro đạo đức trong kinh doanh; (4) Hiểu biết về xã hội và khả năng giao tiếp: yếu tố giúp cho KH và NH hiểu nhau hơn, làm cho KH có thiện cảm với NH, gắn bó với NH. Với khả năng giao tiếp cán bộ TD tìm hiểu thêm được nhiều thông tin về KH phục vụ trong xử lý nghiệp vụ.

phát triển các nghiệp vụ TD, đòi hỏi cán bộ NH nói chung và cán bộ TD nói riêng bên cạnh chuyên môn của mình còn cần có hiểu biết nhất định về pháp luật, về các lĩnh vực chuyên môn của KH. Do đó, NH nên thực hiện chuyên môn hoá đối với từng

CBTD theo năng lực và hiểu biết của họ. Có như vậy, CBTD có thể hiểu biết một cách sâu sắc hơn về KH, giảm chi phí trong điều tra và quá trình tìm hiểu KH, thẩm định và phân tích TD nhanh chóng, chính xác và dễ dàng hơn... từ đó góp phần nâng cao chất lượng của khoản vay.

+ Ba là, Có chế độ đãi ngộ, thưởng phạt hợp lý. NH cần phải nghiên cứu một khung lương, thưởng hợp lý để kích thích CBTD hoàn thành tốt công việc. Đối với những CBTD làm việc có hiệu quả thì cần có chế độ khen thưởng, đãi ngộ vật chất xứng đáng đồng thời phải có những biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những CBTD

thiếu tinh thần trách nhiệm, gây thất thoát vốn của NH.

+Bốn là, Đối với các cán bộ lãnh đạo của NH từ cán bộ đến lãnh đạo phải luôn luôn nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn, luôn tiếp cận với những cái mới và kinh nghiệm quản lý ở các nước phát triển để từ đó đưa ra các biện pháp áp dụng phù hợp với thực tiễn ở nước ta.

Một phần của tài liệu 084 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và xử lý rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH bắc NINH,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w