1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
1.1.3. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng
1.1.3.1. Tình hình nợ quá hạn
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD thì “Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ
nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn’”. Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của
các Ngân hàng Thương mại và đem lại phần lớn thu nhập cho các ngân hàng. Vì vậy, nợ quá hạn là thước đo quan trọng nhất đánh giá sự lành mạnh của các ngân hàng. Nó tác động tới tất cả các lĩnh vực hoạt động chính của ngân hàng. Để đánh giá nợ quá hạn của các ngân hàng ta dùng 2 thước đo sau:
Thứ nhất, tỷ lệ nợ quá hạn:
Tỷ lệ nợ quá hạn = Số d ' nợ quá hạn x 100% (1.1.1)
Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng thể hiện trong 100 đồng dư nợ mà ngân hàng cho vay sẽ có bao nhiêu đồng dư nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn thấp hoặc có xu hướng giảm dần thể hiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng đang có xu hướng tăng dần và chất lượng tín dụng của ngân hàng đang dần được cải thiện và ngược lại.
Thứ hai, tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn:
Tỳ lệ KH có nợ quá hạn = s ^h h ', n . g quá hạn
x 100% (1.1.2) Tổng số KH có dư nợ
Tỷ lệ này thể hiện trong tổng số khách hàng có dư nợ tại ngân hàng thì có bao nhiêu khách hàng đang quá hạn. Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn thể hiện mức độ phân tán rủi ro tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thì dư nợ quá hạn của ngân hàng được phân tán cho càng nhiều khách hàng và ngược lại. Nếu tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn thấp hơn tỷ lệ nợ quá hạn thì các khoản cho vay lớn của ngân hàng có vấn đề hơn là các khoản cho vay nhỏ.
1.1.3.2. Tình hình nợ xấu
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD và Quyết định sửa đổi số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 thì “Nợ xấu (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy
định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này ”. Cũng theo quyết định này các tổ
chức tín dụng sẽ phân loại các khoản nợ thành 5 nhóm tùy theo mức độ rủi ro của từng khoản nợ. Việt Nam đang áp dụng 2 cách phân nhóm các loại nợ của các tổ chức tín dụng như sau:
Thứ nhất, căn cứ theo điều 6 tại QĐ 493/2005/QĐ-NHNN ngày
22/04/2005 thì các khoản nợ được phân loại thuộc các nhóm 3, 4 và 5 là các khoản sau:
❖ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này;
năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điều này
❖Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều này
❖Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều này
Thứ hai, căn cứ theo điều 7 tại QĐ 493/2005/QĐ-NHNN ngày
22/04/2005 áp dụng đối với các tổ chức tín dụng có đủ khả năng và điều kiện thực hiện phân loại nợ theo phương pháp định tính thì các khoản nợ được phân loại thuộc các nhóm 3,4 và 5 là các khoản sau:
❖Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khơng có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các
trừ của tài sản đảm bảo. Ngoài ra, các ngân hàng được yêu cầu trích dự phịng
chung ở mức 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến 4.
Chỉ số này cho biết bao nhiêu % dư nợ được trích lập dự phịng. Chỉ số này càng cao cho thấy chất lượng các khoản tín dụng của ngân hàng đang tiêu cực và khả năng thu hồi nợ thấp. Nếu chỉ số này thấp thì có thể phản ánh chất
18
khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
❖Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao.
❖Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khơng cịn khả năng thu hồi, mất vốn.
Để đánh giá tình hình nợ xấu của các Ngân hàng Thương mại ta dùng thước đo là tỷ lệ nợ xấu:
Tỷ lệ nợ xấu =________Tong nợ xâu___________x 100% (1.1.3)
Tong dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ cho biết cứ 100 đồng dư nợ sẽ có bao nhiêu đồng nợ xấu. Tỷ lệ này được sử dụng để đánh giá chất lượng tín dụng của các Ngân hàng Thương mại. Nếu tỷ lệ này giảm dần thì thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng đang dần được cải thiện và ngược lại.
1.1.3.3. Tình hình rủi ro mất vốn
Để đánh giá mức độ rủi ro mất vốn của các ngân hàng thì ta sử dụng 3 thước đo sau:
Thứ nhất, tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng so với tổng dư nợ kỳ báo cáo:
Tỷ lệ dự phịng Dự phịng RRTD được trích lập
RRTD Dư nợ cho kỳ báo cáo
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD thì “Dự phịng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự
phịng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng khơng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch tốn vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phịng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung'’”. Cũng theo quyết định này
Thứ hai, nợ theo dõi ngoại bảng: là các khoản vay được ngân hàng
đánh giá là khơng có khả năng thu hồi vốn (thông thường là các khoản nợ được phân vào nhóm 5 theo QĐ 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005). Các khoản vay này đã được ngân hàng dùng quỹ dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro và chuyển ra ngoại bảng để tiếp tục theo dõi. Vì vậy, tổng nợ ngoại bảng thể hiện các rủi ro tín dụng đã phát sinh của Ngân hàng. Chỉ số này càng cao thể hiện rủi ro mất vốn của ngân hàng càng cao. Mặt khác, tổng nợ theo dõi ngoại bảng cao tương đương với số dự phòng rủi ro cụ thể được sử dụng càng nhiều khiến cho quỹ dự phòng cụ thể của ngân hàng giảm điều này đồng nghĩa với khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của ngân hàng giảm.
Thứ ba, tỷ lệ mất vốn của các ngân hàng:
, , Mất vốn đã xóa cho kỳ báo cáo
Dư nợ trung bình cho kỳ báo cáo
Các khoản mất vốn là các khoản vay được ngân hàng đánh giá là khơng có khả năng thu hồi vốn được phân vào nhóm 5 theo QĐ 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005. Các khoản vay này được ngân hàng dùng quỹ dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro và theo dõi ngoại bảng. Tỷ lệ này cho biết bao nhiêu % dư nợ bị mất vốn. Chỉ số này càng cao phản ánh số vốn bị mất của ngân hàng càng
cao, chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại.
1.1.3.4. Khả năng bù đắp rủi ro
Để đo lường khả năng bù đắp rủi ro của ngân hàng khi rủi ro tín dụng phát sinh ta sử dụng 2 hệ số sau:
Thứ nhất, hệ số khả năng bù đắp rủi ro các khoản cho vay bị mất:
HS khả năng bù Dự phịng RRTD được trích lập
X = _______-___τι____ .. . \ :____ x 100°7° (1.1.6) đắp RRTD bị mất Dư nợ bị thất thoát
Hệ số này thể hiện khả năng bù đắp các khoản cho vay bị mất của ngân hàng. Hệ số này càng cao thì khả năng bù đắp tổn thất từ các khoản vay bị mất của ngân hàng càng cao và ngược lại.
Thứ hai, hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng:
HS khả năng bù Dự phịng RRTD được trích lập
đắp RRTD Nợ q hạn khó địi
Hệ số này thể hiện khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của ngân hàng. Hệ số này càng cao thì khả năng bù đắp rủi ro tín dụng khi rủi ro xảy ra càng cao và ngược lại.