Các khoản vay đã phát sinh rủi ro tín dụng gây ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là tăng chi phí, lãng phí nguồn nhân lực ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Tình hình dư nợ quá hạn tại Vietcombank Bắc Ninh năm 2014 mặc dù đã giảm đáng kể cả về số lượng tuyệt đối lẫn tương đối so với năm 2013 song mức dư nợ quá hạn vẫn còn rất lớn. Để đẩy mạnh công tác xử lý rủi ro tín dụng đã phát sinh Chi nhánh đã tiến hành rà soát lại các khoản vay quá hạn, đánh giá từng hồ sơ vay vốn tìm ra các tồn tại về mặt hồ sơ và thực tế tình hình kinh doanh của khách hàng. Tiến hành kiểm điểm các cán bộ có liên quan đến các khoản nợ xấu đồng thời tại Chi nhánh đã thành lập ban chỉ đạo thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro. Tuy nhiên việc thu hồi nợ xấu vẫn mang nặng tính hình thức, xử lý nửa vời nên hiệu quả công tác thu hồi nợ xấu vẫn chưa cao. Để nâng cao hiệu quả công tác xử lý rủi ro tín dụng đã phát sinh Chi nhánh cần phải:
- Tiếp tục duy trì hoạt động của ban chỉ đạo, tổ thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro do Giám đốc chi nhánh làm truởng ban. Gắn kết quả thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro vào việc chi luơng hàng tháng và xét các danh hiệu thi đua cuối năm của từng cán bộ.
- Ngay từ đầu năm, cán bộ đuợc phân công thực hiện phân tích, đánh giá đến từng khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, đánh giá khả năng, thiện chí trả nợ của khách hàng để có biện pháp phù hợp nhu lập kế hoạch cho khách hàng cam kết trả dần; Xử lý tài sản để thu nợ; Khởi kiện ra tòa án... Tuy nhiên cần có một cuộc cách mạng về nhận thức trong việc xử lý thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro là phải cuơng quyết, không khoan nhuợng, từ bỏ cách làm hô hào xong khi xử lý lại nửa vời nhu truớc đây.
- Thuờng xuyên họp tổ thu nợ để cán bộ theo dõi đến từng khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro báo cáo kết quả, những khó khăn vuớng mắc trong quá trình thực hiện để Ban lãnh đạo Chi nhánh có các phuơng án chỉ đạo phù hợp với từng truờng hợp.
- Chi nhánh xây dựng giải pháp cụ thể đối với từng khách hàng, đua ra lộ trình cụ thể trong việc thu hồi nợ. Từ đó làm cơ sở để Ban quản lý theo dõi, đôn đốc, đánh giá hiệu quả công việc của các cán bộ phụ trách thu hồi nợ. Từ đó có những chính sách ban thuởng và phạt đối với từng cán bộ một. Một số giải pháp cụ thể có thể áp dụng sau khi Chi nhánh tiến hành phân tích đánh giá lại tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tài chính và tài sản bảo đảm của khách hàng nhu sau:
❖ Đối với các khách hàng đuợc đánh giá vẫn còn khả năng trả nợ một phần khoản vay, hoặc trong tuơng lai sẽ có các dòng tiền về: Chi nhánh có thể xem xét phuơng án cơ cấu lại khoản vay theo hình thức cơ cấu lại thời hạn trả nợ và số tiền trả nợ. Hoặc gia hạn nợ cho các khách hàng để tạo điều kiện cho các khách hàng trả nợ dần cho ngân hàng.
❖ Đối với các khách hàng được đánh giá là không còn khả năng trả nợ
ngân hàng sẽ tiến hành xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng tại ngân hàng theo hai hướng: nếu khách hàng hợp tác với ngân hàng để xử lý tài sản bảo đảm và làm giấy ủy quyền, bàn giao lại tài sản bảo đảm cho ngân hàng để ngân hàng toàn quyền xử lý. Nếu khách hàng không hợp tác với ngân hàng trong việc xử lý tài sản bảo đảm ngân hàng sẽ tiến hành khởi kiện để bán đầu giá tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật và phán quyết của tòa án. Tuy nhiên phương án này sẽ khiến số tiền thu về sau khi thanh lý tài sản bảo đảm của ngân hàng bị giảm do phải thanh toán tiền án phí và các loại phí khi tiến hành bán đấu giá tài sản bảo đảm.
- Phối hợp và nhờ các cơ quan chức năng phối hợp để xử lý tài sản bảo đảm đặc biệt là đối với tài sản bảo đảm là động sản như phương tiện vận tải, máy móc công trình...