1.2. QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ
1.2.2. Sự cần thiết phải quản lý rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng ngày càng đe dọa sự tồn tại và phát triển của các NHTM. Riêng đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước đang trong quá trình chuyển đổi, môi trường kinh doanh không ổn định, thị trường tài chính kém phát triển, mức độ minh bạch thông tin thấp. làm gia tăng mức độ rủi ro đối với hoạt động ngân hàng thì nhu cầu phải quản lý rủi ro tín dụng một cách hiệu quả càng trở nên cấp thiết.
1.2.2.1. Đối với Ngân hàng Thương mại
Thứ nhất, quản lý rủi ro tín dụng để dự báo, phát hiện các rủi ro tiềm ẩn từ đó có các quyết định phù hợp. Cơng tác quản lý rủi ro tín dụng giúp các
gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và thu nhập của ngân hàng. Giúp các ngân hàng phòng chống các rủi ro do các cán bộ nhân viên, các cấp quản lý trong ngân hàng gây ra do trình độ chun mơn cịn hạn chế, đạo đức kém.
Thứ hai, quản lý rủi ro tín dụng tốt giúp các ngân hàng lành mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Việc quản lý rủi ro tín dụng được thực hiện chặt chẽ, khoa học, hợp lý sẽ giúp ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng từ đó giúp việc luân chuyển vốn của ngân hàng được diễn ra đúng kế hoạch. Thu hồi được đầy đủ nợ gốc và nợ lãi từ các khoản vay, giảm chi phí từ việc trích lập dự phịng rủi ro, giảm các chi phí, nhân lực do việc phải đi thu hồi công nợ, nâng cao năng suất lao động của các cán bộ nhân viên. Từ đó giúp ngân hàng gia tăng thu nhập và lợi nhuận của hoạt động ngân hàng.
Thứ ba, quản lý rủi ro tín dụng giúp ngân hàng nâng cao uy tín, hình ảnh của mình đối với các khách hàng. Hoạt động tín dụng là hoạt động cốt lõi
của ngân hàng, nó chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng tài sản của ngân hàng. Việc quản lý rủi ro tín dụng giúp các ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng hay nói cách khác là làm giảm mức độ rủi ro của các tài sản ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Từ đó khiến các khách hàng yên tâm khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cũng như đầu tư vào ngân hàng đó. Hoạt động này giúp ngân hàng nâng cao uy tín và hình ảnh của mình trong mắt cơng chúng.
Thứ tư, quản lý rủi ro tín dụng giúp giảm thiểu nguy cơ phá sản của các ngân hàng. Nếu việc quản lý rủi ro tín dụng khơng được tổ chức thực hiện một
cách chặt chẽ sẽ dẫn đến nguy cơ về rủi ro tín dụng tăng cao, ngân hàng khó khăn trong việc thu hồi nợ gốc và lãi vay khi đến hạn, gây ảnh hưởng đến quá trình luân chuyển vốn của ngân hàng. Khi mức độ rủi ro tín dụng vượt quá tầm kiểm soát của ngân hàng sẽ gây ảnh hưởng tâm lý cho các khách hàng đang sử
dụng sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là các khách hàng gửi tiền tại ngân hàng. Hiệu ứng này có thể gây phản ứng dây chuyền, các khách hàng đồng loạt đổ xô đến ngân hàng rút tiền. Lúc này hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ vơ cùng khó khăn khi mà dòng tiền từ hoạt động cho vay không thu được đúng hạn, nguy cơ mất vốn cao, dòng tiền từ hoạt động huy động giảm sút mạnh. Gây mất khả năng thanh khoản dẫn đến nguy cơ phá sản cao.
1.2.2.2. Đối với khách hàng
Thứ nhất, đối với khách hàng huy động. Nếu ngân hàng khơng quản lý
rủi ro tín dụng tốt thì chất lượng tín dụng của ngân hàng sẽ thấp, khả năng nợ đọng và mất vốn cao đồng nghĩa với việc nguy cơ kinh doanh thua lỗ thậm chí phá sản của ngân hàng cao. Mặc dù hiện nay các ngân hàng đều mua bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng song khoản tiền từ bảo hiểm khách hàng nhận được nếu ngân hàng đó phá sản không cao. Điều này khiến các khách hàng gửi tiền tại ngân hàng có nguy cơ phải đối mặt với rủi ro mất vốn một phần hoặc toàn bộ khi gửi tiền vào ngân hàng.
Thứ hai, đối với các khách hàng vay vốn. Khi ngân hàng có rủi ro tín
dụng ở mức độ cao ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng, người gửi tiền tới ngân hàng sẽ ít đi và ngân hàng sẽ phải trả cho họ một lãi suất cao đồng thời ngân hàng áp dụng chính sách thận trọng hơn khi cho vay. Như vậy, ngân hàng sẽ hạn chế cho vay và áp dụng các điều khoản cho vay chặt chẽ hơn, đồng thời phải áp dụng với lãi suất cao hơn để đủ bù đắp lãi suất cao từ các khoản tiền gửi. Do đó, người đi vay sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn và phải huy động vốn với lãi suất cao hơn, ảnh hưởng đến chi phí và hiệu quả kinh doanh của người vay. Ngược lại, nếu công tác quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng tốt không những giúp các ngân hàng giảm thiểu thiệt hại từ hoạt động tín dụng mà cịn giúp các khách hàng vay vốn giảm thiểu rủi ro từ hoạt động kinh doanh do nhận được các tư vấn, hỗ trợ từ phía ngân hàng theo
hướng đơi bên cùng có lợi.
Đối với khách hàng gây ra rủi ro tín dụng. Neu rủi ro tín dụng xảy ra,
các khách hàng này sẽ phải chịu lãi phạt cao bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn của ngân hàng, thậm chí nếu tình trạng q hạn kéo dài khiến khách hàng bị chuyển sang các nhóm nợ 3, 4, 5 thì trong vịng 5 năm khách hàng khó có thể vay được tiền từ bất kỳ tổ chức tín dụng nào vì khơng cịn uy tín trong khả năng trả nợ, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
1.2.2.3. Đối với nền kinh tế
Hoạt động kinh doanh ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Nó là trung gian phân bổ tài chính cho các ngành nghề khác nhau trong xã hội. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế cũng như giúp Ngân hàng Nhà nước thực thi các chính sách tiền tệ của mình. Vì vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra có thể gây tổn thất lan truyền đến mọi tổ chức kinh tế và cá nhân khác. Đặc biệt khi ngân hàng mất khả năng thanh tốn, phá sản thì người gửi tiền có nguy cơ mất tiền, họ sẽ hoang mang lo sợ và kéo nhau ồ ạt đến rút tiền làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng theo phản ứng dây chuyền gặp khó khăn. Người vay tiền sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn dẫn tới tăng chi phí huy động vốn hoặc thiếu vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh dẫn tới thua lỗ, phá sản. Các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, khó có thể thanh tốn nợ vay sẽ ảnh hưởng tới cả nền kinh tế cũng như với các ngân hàng khác mà doanh nghiệp đó vay vốn. Như vậy, sự đổ vỡ của một ngân hàng có thể kéo theo sự sụp đổ của tồn bộ hệ thống ngân hàng, gây mất lòng tin ở dân chúng và có thể dẫn tới khủng hoảng kinh tế. Từ đó nền kinh tế suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế xã hội, nạn thất nghiệp tăng lên kéo theo một loạt các tệ nạn khác, xã hội mất ổn định.
nguyên nhân chính gây nên các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của nền kinh tế thế giới nói chung và khủng hoảng tài chính của các quốc gia nói riêng là ngun nhân về rủi ro tín dụng. Đặc biệt, khi mà các nền kinh tế của các quốc gia đã và đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới thì mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện của các cuộc khủng hoảng tài chính ngày càng tăng. Nhu vậy rủi ro tín dụng của các ngân hàng khơng chỉ đe dọa đến hoạt động phát triển kinh doanh của các Ngân hàng Thuơng mại mà còn ảnh huởng lớn đến nền kinh tế của quốc gia đó, từ đó gây ảnh huởng đến nền kinh tế thế giới.