2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, môi trường kinh tế vĩ mơ có nhiều biến động phức tạp, khó dự báo.
Kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới nên kinh tế Việt Nam chịu nhiều tác động trước những biến động của kinh tế thế giới. Điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 và hàng loạt các biến động của nền kinh tế thế giới giai đoạn 2012 - 2013. Khiến cho công tác dự báo và quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
Thứ hai, hạn chế về cơ chế chính sách và quá trình thực thi pháp luật của nhà nước.
Một số văn bản pháp luật của Việt Nam liên quan đến hoạt động tín dụng, phân loại và trích lập dự phòng chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Chẳng hạn như về đối tượng phân loại tài sản có thì Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN quy định về phân loại tài sản có rủi ro nội bảng trong khi thông lệ quốc tế lại phân thành 2 loại là tài sản có rủi ro nội bảng và tài sản có rủi ro của các cam kết ngoại bảng cân đối kế toán. Hay về phân loại nợ theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN thì phân thành nợ trong hạn và nợ quá hạn (nợ quá hạn không bao gồm nợ gia hạn và cơ cấu lại nợ) trong khi thông lệ quốc tế cũng phân thành nợ trong hạn và nợ quá hạn nhưng không loại trừ nợ gia hạn và cơ cấu lại nợ như vậy. Đối với cách phân loại của Việt Nam các khoản nợ quá hạn đã được gia hạn nợ hoặc cơ cấu lại nợ sẽ khơng thuộc vào nhóm nợ q hạn và khơng phải trích lập dự phịng rủi ro tín dụng. Điều này khơng những khiến cho các ngân hàng không theo dõi sát sao các khoản tín dụng này đồng thời các món vay này mặc dù đã được chuyển lại thành nợ trong hạn xong vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cần được theo dõi sát sao và vẫn
cần được trích lập dự phịng rủi ro như theo thơng lệ quốc tế. Đặc biệt đơi khi nó cịn trở thành công cụ để các ngân hàng lách luật như cuối năm sẽ thực hiện cơ cấu lại các khoản vay để làm giảm tỷ lệ nợ xấu trên báo cáo tài chính của các ngân hàng.
Thứ ba, một số quy định về bảo đảm tiền vay và tài sản đảm bảo còn thiếu cụ thể, chồng chéo lẫn nhau.
Chưa có văn bản chi tiết hướng dẫn về việc nhận các tài sản đảm bảo khơng có giấy chứng nhận quyền sở hữu như máy móc, dây chuyền, thiết bị... Hay các quy định về việc nhận tài sản đảm bảo của các ngân hàng còn manh mún lẻ tẻ, chưa thống nhất như quy định đối với việc nhận và xử lý tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất và tài sản đảm bảo là tài sản trên đất lại quy định ở 2 văn bản luật khác nhau là luật dân sự năm 2015 và quyết định 163/2006 NĐ-CP về giao dịch bảo đảm tiền vay gây khó khăn trong cơng tác nhận tài sản đảm bảo tại các ngân hàng.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, hàng năm chi nhánh chỉ xây dựng kế hoạch tín dụng theo
huớng xác định tổng dư nợ cho vay nền kinh tế mà chưa đưa ra các chỉ tiêu định hướng cụ thể về công tác tín dụng như: siết chặt thẩm định, lựa chọn khách hàng vay vốn.
Thứ hai, chưa thực sự quyết liệt trong công tác xử lý nợ xấu, nợ đã xử
lý rủi ro đối với cả khách hàng và các tập thể cá nhân có liên quan đến các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro.
Thứ ba, chất lượng nguồn nhân lực của Chi nhánh chưa cao. Một số
người khơng có chuyên môn về ngân hàng nên chưa đáp ứng được yêu cầu công tác đã làm cho chất lượng nguồn nhân lực của chi nhánh không thực sự đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ chun mơn. Bên cạnh đó, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng
chưa có nhiều đổi mới, phần lớn mang tính lý thuyết chưa đi vào thực chất. Hơn nữa, một số cán bộ tín dụng khơng chấp hành nghiêm túc quy trình tín dụng, cịn đưa ra các đánh giá mang tính cảm tính, chủ quan trong quá trình thẩm định.
Thứ tư, chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh
còn thấp. Chưa có bộ phận chuyên trách về kiểm tra, kiểm soát, dự báo chất lượng tín dụng. Hiện nay, phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Chi nhánh chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát các khoản vay nhằm kiểm soát các rủi ro có thể phát sinh, đề ra các giải pháp giúp chi nhánh ngăn ngừa và hạn chế rủi ro. Một mặt do số lượng nhân lực mỏng trong khi phải xử lý số lượng công việc lớn với nhiều mảng khác nhau mà khơng có cán bộ chuyên trách riêng về hoạt động tín dụng nên chất lượng, hiệu quả cơng việc chưa cao. Mặt khác là do hoạt động này chưa thực sự khách quan do các cán bộ thuộc phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ của chi nhánh vẫn thuộc biên chế của Chi nhánh, chịu sự quản lý trực tiếp của Chi nhánh nên những kết luận của việc kiểm tra hồ sơ tín dụng đơi khi cịn xuất hiện tình trạng “né tránh”.
Thứ năm, hệ thống cơ sở vật chất, công nghệ thông tin chưa đáp ứng
được yêu cầu của công việc. Các phần mềm xử lý thông tin liên quan đến hoạt động quản lý rủi ro còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ. Nhiều báo cáo, thống kê liên quan đến các khách hàng các cán bộ tín dụng phải tự tổng hợp thơng qua chiết xuất số liệu của từng khách hàng một gây khó khăn trong cơng tác kiểm tra, thống kê các khách hàng mình đang quản lý của cán bộ nhân viên. Thêm vào đó hệ thống thơng tin của ngân hàng chỉ cho phép truy cập vào một số các website nhất định gây khó khăn trong công tác tìm kiếm các thơng tin liên quan đến khách hàng và ngành nghề của khách hàng... Điều này khiến cho công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh gặp nhiều khó khăn.
chưa cao. Việc thẩm định khách hàng cịn phụ thuộc nhiều vào các thơng tin khách hàng cung cấp, các thơng tin thẩm định có độ tin cậy chưa cao. Ngân hàng chưa kiểm sốt được dịng tiền của khách hàng, trong một số trường hợp còn xác định mức cho vay vượt quá nhu cầu thực sự của khách hàng, chưa nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của khách hàng... dẫn đến việc ra quyết định cho vay chưa chính xác, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho Chi nhánh.
Thứ bảy, việc dự báo và đo lường rủi ro chưa đạt được hiệu quả cao,
chưa đi vào thực chất. Mặc dù Chi nhánh đã tiến hành xếp hạng và chấm điểm khách hàng để đưa ra các dự báo, đo lường mức độ rủi ro của khách hàng trước và sau khi cho vay. Song các cơ sở, nguồn thông tin dùng để xếp hạng, đánh giá có độ tin cậy chưa cao đặc biệt là việc sử dụng các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp mà chưa được kiểm tốn có sự chênh lệch lớn với số liệu báo cáo tài chính thuế của khách hàng. Cơ sở để chấm điểm khách hàng có một số chỉ tiêu cịn mang nặng tính hình thức, chưa đi sâu vào từng ngành nghề cụ thể.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, luận văn đã tập trung phân tích đánh giá thực trạng hoạt động quản lý rủi ro của Vietcombank Bắc Ninh, nêu ra các thành tích đạt được, hạn chế cũng như nguyên nhân cơ bản dẫn đến các hạn chế đó. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, chương 2 giới thiệu khái quát về Vietcombank Bắc Ninh, trong
đó học viên đi vào giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển, về cơ cấu tổ chức và một số hoạt động kinh doanh chủ yếu của Chi nhánh.
Thứ hai, luận văn đi vào phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và cơng tác
quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.
Thứ ba, học viên đã tiến hành đánh giá và nêu ra các thành tích đạt
được cũng như những hạn chế cùng nguyên nhân của những hạn chế đó trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.
Căn cứ vào việc phân tích các nguyên nhân gây nên những hạn chế trong cơng tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh. Từ đó làm cơ sở để đề xuất đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Vietcombank Bắc Ninh trong chương 3.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP