3.1. ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
3.1.2. Định hướng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương
Thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh trong thời gian tới
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu Chi nhánh trong đó thực
hiện cơ cấu lại các phòng nghiệp vụ theo hướng chuyên sâu vào các mảng nghiệp vụ và phân định trách nhiệm giữa các bộ phận. Đặc biệt chú trọng đến an tồn, phịng ngừa rủi ro trong cơng tác tín dụng.
Thứ hai, mục tiêu đến 2020, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 8.100
tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình qn hàng năm đạt 10%/ năm; Chuyển dịch cơ cấu cho vay theo hướng tăng dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá
nhân, giảm dần dư nợ cho vay doanh nghiệp lớn cụ thể: đến hết năm 2017, Chi nhánh phấn đầu đạt: tỷ trọng cho vay hộ sản xuất, cá nhân phi sản xuất chiếm 24%/ Tổng dư nợ; Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp chiếm 76% (trong đó cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 30%) ; Tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.
Thứ ba, tăng cường giám sát, nâng cao chất lượng tín dụng, thực hiện
phân loại nợ, trích lập dự phịng và xử lý rủi ro tín dụng, đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nâng cao chất lượng kiểm tra kiểm soát nội bộ, tăng cường kiểm sốt theo chun đề.
Thứ tư, tích cực tìm kiếm mọi biện pháp thu hồi nợ đã xử lý rủi ro, tập
trung nguồn lực cho công tác thu hồi nợ có vấn đề, rà sốt đánh giá nợ xấu, xây dựng kế hoạch xử lý nợ xấu.
Thứ năm, về nhân sự:
- Phát huy nguồn nhân lực hiện có tại chi nhánh, tại các phòng giao dịch. Hàng năm để phù hợp với quy mô và tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu kinh doanh chi nhánh cần bổ sung thêm lao động để đến năm 2017 số lượng lao động định biên là 148 cán bộ.
- Qua phân tích, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, chi nhánh có hướng đào tạo và đào tạo lại đối với đội ngũ nhân viên được đánh giá là có đủ tiêu chuẩn nhưng cần phải đào tạo thêm. Đối với đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của chi nhánh tiếp tục giữ nguyên các chức vụ như hiện tại để điều hành hoạt động của chi nhánh. Đối với các cán bộ có liên quan đến các khoản nợ xấu tùy theo nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, mức độ trách nhiệm của từng người để có hướng xử lý phù hợp.
Thứ sáu, đổi mới cơ chế quản trị điều hành, nâng cao năng lực quản lý
rủi ro, đảm bảo hoạt động của Vietcombank Bắc Ninh được diễn ra minh bạch và hiệu quả.
lý rủi ro tín dụng phù hợp với tình hình hoạt động của Chi nhánh và thơng lệ quốc tế, giúp các ngân hàng đo lường, nhận biết các rủi ro phát sinh từ đó có các biện pháp phù hợp nhằm hạn chế và xử lý các rủi ro tín dụng đó.
3.2. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC NINH
3.2.1. Nâng cao năng lực tổ chức quản lý rủi ro tín dụng của Chi nhánh
3.2.1.1. Ban giám đốc
Ban giám đốc Chi nhánh có trách nhiệm đơn đốc, điều hành kiểm tra hoạt động kinh doanh của Chi nhánh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp trước Ban tổng giám đốc về hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại đơn vị mình quản lý. Năng lực tổ chức quản lý rủi ro của Ban giám đốc Chi nhánh như đưa ra các định hướng chung, các chỉ đạo, đơn đốc theo dõi cơng tác dự phịng và xử lý rủi ro tín dụng là một trong các yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng. Từ khi thành lập Chi nhánh đến nay, Ban giám đốc Chi nhánh ln nỗ lực hết mình trong cơng tác quản trị điều hành Chi nhánh, đồng thời đưa ra các phương hướng, chỉ đạo kịp thời liên quan đến cơng tác tín dụng song vẫn cịn nhiều hạn chế như thiếu tính quyết liệt trong công việc, việc phân công nhiệm vụ giữa các thành viên trong ban giám đốc chưa được rõ ràng dẫn đến tình trạng nhiều cơng việc tại Chi nhánh chưa được theo dõi sát sao. Để công tác quản lý rủi ro tại Chi nhánh được thực hiện một cách triệt để và hiệu quả thì học viên đề xuất một số các giải pháp đối với công tác quản trị điều hành của Ban giám đốc như sau:
Thứ nhất, rà sốt lại việc phân cơng nhiệm vụ trong ban giám đốc, mỗi
thành viên ban giám đốc phải được phân công theo khả năng và chịu trách nhiệm với nhiệm vụ được giao. Để nâng cao tính chun mơn hóa trong cơng việc nên có các phó giám đốc phụ trách và chịu trách nhiệm riêng từng mảng
nghiệp vụ trước giám đốc Chi nhánh. Riêng cơng tác tín dụng nên có một phó giám đốc chịu trách nhiệm phát triển mở rộng quy mơ tín dụng Chi nhánh, một phó giám đốc chuyên phụ trách các vấn đề liên quan đến công tác kiểm tra kiểm sốt, dự báo các hồ sơ cho vay có vấn đề, một phó giám đốc chuyên phụ trách cơng tác xử lý nợ. Ngồi ra,nên sắp xếp bố trí, bổ sung lại lao đồng ở các phòng ban sao cho hợp lý, tránh tình trạng phịng thì thừa nhân sự, phịng thì thiếu nhân sự gây lãng phí, và khơng hiệu quả.
Thứ hai, triển khai kịp thời các văn bản quy định của pháp luật về hoạt
động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, các văn bản chỉ đạo điều hành của Vietcombank liên quan đến hoạt động tín dụng, đảm bảo công tác quản trị điều hành phải tuân thủ pháp luật, đúng quy chế, quy trình nghiệp vụ, đúng chức năng và thẩm quyền của Chi nhánh.
Thứ ba, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo cho mỗi nhân viên đều
được tham gia giám sát khoản vay, tiếp tục thực hiện cơ chế khốn đến nhóm và người lao động liên quan đến hoạt động tín dụng, với phương châm người làm nhiều hưởng nhiều và ngựơc lại, điều chỉnh mục tiêu khoán theo yêu cầu kinh doanh tại từng thời điểm.
Thứ tư, bổ sung, chỉnh sửa hệ thống văn bản quản trị điều hành nội bộ
Chi nhánh; tiếp tục rà soát hoản chỉnh quy định khoán của Chi nhánh, cải tiến phân phối thu nhập theo hướng kích thích cá nhân, tập thể tạo ra nhiều lợi nhuận, hiệu quả công tác cao, có nhiều đóng góp cho Chi nhánh nói riêng và hệ thống Vietcombank nói chung.
Thứ năm, xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể hàng năm, kết hợp giữa đào
tạo tại trường và đào tạo tại chỗ. Trên cơ sở bố trí hợp lý lao động giữa các phịng tiến hành đào tạo theo từng chuyên đề cụ thể về tín dụng như chuyên đề phát triển sản phẩm tín dụng, các chuyên đề về nâng cao nhận thức của cán bộ nhân viên về quản lý rủi ro tín dụng, chuyên đề về xử lý nợ xấu..., kiểm
tra đánh giá nhận thức của từng cán bộ từ đó có phương án sử dụng hợp lý, phát huy được khả năng của cán bộ nhân viên.
Thứ sáu, tăng cường cơng tác kiểm tra kiểm sốt nội bộ, phối kết hợp
giữa phòng kiểm tra kiểm sốt nội bộ với các phịng về nghiệp vụ tín dụng để kiểm sốt chặt chẽ hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Cần phân công 01 Lãnh đạo theo dõi chỉnh sửa các tồn tại, sai sót theo kiến nghị của Thanh tra và kiểm tra kiểm sốt, kiểm tốn nội bộ về hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Cơng tác kiểm tra kiểm soát nội bộ phải được thực hiện thường xuyên nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những rủi ro tín dụng có thể xảy ra đảm bảo hoạt động kinh doanh an tồn, hiệu quả.
Thứ bảy, thơng qua các đồn thể để tuyên truyền, giáo dục các cán bộ
liên quan đến hoạt động tín dụng và phát động các phịng trào thi đua với từng nội dung cụ thể như thi đua thu hồi nợ xấu, thi đua về phát triển dư nợ'... Kịp thời động viên những tập thể, cá nhân có thành tích tốt, đồng thời xử lý nghiêm khắc với những tập thể, cá nhân có sai phạm.
Thứ tám, tăng cường cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng nhằm thay
đổi cơ bản nhận thức của cán bộ nhân viên trong hoạt động ngân hàng về hoạt động quản lý rủi ro tín dụng. Nâng cao ý thức tự giác, gương mẫu của đội ngũ cán bộ quản lý. Duy trì sinh hoạt chi bộ, họp giao ban hàng tháng để đánh giá đầy đủ khách quan kết quả đã làm được, những tồn tại thiếu sót cần phải khắc phục và đề ra các mục tiêu cụ thể của tháng quý tiếp theo.
3.2.1.2. Bộ phận kế hoạch kinh doanh
Bộ phận kế hoạch kinh doanh tại Chi nhánh là bộ phận thực hiện các nhiệm vụ về cho vay, thẩm định hồ sơ khách hàng, theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng, tổng hợp các số liệu hàng tháng về tình hình khách hàng. Đây là bộ phận quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác phịng ngừa rủi ro tín dụng tại Chi nhánh. Một thực trạng tại Chi nhánh hiện nay là các cán bộ
bộ phận này phải xử lý khối lượng công việc quá lớn trong khi số lượng nhân viên ít, một nhân viên phải kiêm nhiệm nhiều mảng từ phát triển khách hàng, thẩm định, kiểm tra kiểm sốt sau đó là cho vay, làm các báo cáo, thậm chí cả thu hồi nợ trong khi đó năng lực trình độ chun mơn, kinh nghiệm của các cán bộ cịn nhiều hạn chế. Dan đến việc chất lượng xử lý cơng việc chưa cao. Vì vậy, Vietcombank Bắc Ninh nên bố trí cán bộ thẩm định sao cho hợp lý, tránh sự chồng chéo, đảm bảo sắp xếp cán bộ có đủ trình độ, năng lực, chun mơn, trách nhiệm làm cơng tác này. Phân công cán bộ thẩm định cũng phải căn cứ vào trình độ, kinh nghiệm, thế mạnh của từng người. Đặc biệt nên phân theo ngành nghề, mỗi bộ phận cán bộ thẩm định phụ trách những ngành nghề khác nhau và cho cán bộ đi tìm hiểu các kiến thức về ngành nghề đó. Bên cạnh đó, cần tích cực tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, đào tạo tại chỗ để bồi dưỡng năng lực, đạo đức của các cán bộ. Từng bước nâng cao chất lượng của bộ phận thẩm định và hạn chế tối đa rủi ro tín dụng của Chi nhánh.
3.2.1.3. Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ
Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ là bộ phận quan trọng trong khâu kiểm tra, giám sát, phát hiện các sai phạm trong quá trình cho vay, hồ sơ vay vốn, đồng thời dự báo các nguy cơ tiềm ẩn rủi ro tín dụng của các khách hàng vay vốn tại Chi nhánh. Tuy nhiên, bên cạnh việc kiểm tra giám sát đối với hoạt động cho vay thì chức năng nhiệm vụ của bộ phận này tại Vietcombank nói chung và Vietcombank Bắc Ninh nói riêng cịn có các chức năng liên quan đến kiểm tra, giám sát hoạt động chung của tồn Chi nhánh. Vì vậy,tại Chi nhánh việc kiểm tra, kiểm sốt đối với cơng tác tín dụng chưa thực sự được tiến hành một cách sát sao, khách quan, chưa thực sự trở thành một kênh dự báo các rủi ro tín dụng chính xác...Để nâng cao chất lượng đối với cơng tác quản lý rủi ro tín dụng tại Vietcombank Bắc Ninh thì bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ cần: Bổ sung thêm nhân sự cho bộ phận kiểm tra kiểm soát
nội bộ. Đồng thời nên có sự phân cơng cơng việc gắn trách nhiệm tới từng cán bộ theo hướng chuyên mơn hóa, đối với các hoạt động kiểm tra kiểm sốt các hoạt động chính của Chi nhánh nên chia rõ từng tổ phụ trách các mảng nghiệp vụ riêng như hoạt động tín dụng, hoạt động dịch vụ và huy động vốn, hoạt động kế tốn phụ trách chi phí tồn chi nhánh...từ đó Vietcombank nói chung và Vietcombank Bắc Ninh sẽ có các phương án đào tạo nghiệp vụ theo từng nhóm đối tượng để đem lại hiệu quả cao nhất. Đồng thời các cán bộ trong bộ phận này cũng ý thức trách nhiệm và có các kế hoạch để theo dõi sát sao hơn đối với mảng nghiệp vụ mà mình phụ trách. Từ đó nâng cao được chất lượng công tác quản lý rủi ro hoạt động của tồn chi nhánh nói chung và cơng tác quản lý rủi ro tín dụng nói riêng.
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng của công tác kiểm tra kiểm sốt hoạt động tín dụng, thì bộ phận kiểm tra kiểm sốt nội bộ cần theo dõi, kiểm tra, đơn đốc tình hình thực hiện các kiến nghị của thanh tra, kiểm tra kiểm soát nội bộ như: sau khi ra các báo cáo về công tác thanh tra, kiểm tra chuyển cho Ban lãnh đạo Chi nhánh thì phịng cần theo dõi, đơn đốc tiến độ khắc phục các sai sót của Chi nhánh. Trên các báo cáo cần ghi rõ thời hạn khắc phục sai sót để tiện theo dõi tiến độ thực hiện của Chi nhánh.