Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát sau cho vay

Một phần của tài liệu 094 GIẢI PHÁP QUẢN lý rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc NINH,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 114 - 116)

hoạt động tín dụng. Một trong các bước quan trọng để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là công tác kiểm tra, kiểm soát sau cho vay. Hoạt động này giúp các ngân hàng phát hiện các sai phạm trong quá trình tác nghiệp của các cán bộ tín dụng cũng như kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng, tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài sản bảo đảm của khách hàng.có tiềm ẩn các nguy cơ về pháp lý và rủi ro tín dụng không. Giúp các ngân hàng phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh. Tại Vietcombank Bắc Ninh, Ban lãnh đạo chi nhánh luôn chỉ đạo, đôn đốc các cán bộ tín dụng trong công tác kiểm tra giám sát sau cho vay để kịp thời phát hiện các sai phạm các dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên công tác kiểm tra giám sát sau cho vay của Chi nhánh vẫn chưa thực sự hiệu quả, còn mang nặng tính hình thức, một số khoản vay khi phát sinh rủi ro tín dụng rồi mới bắt đầu kiểm tra tình hình thực tế của khách hàng. Nên công tác kiểm tra, kiểm soát sau cho vay của Chi nhánh vẫn chưa thực sự hiệu quả, chưa thể hiện được vai trò là một trong những kênh dự báo và kiểm soát rủi ro tín dụng. Để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra giám sát sau cho vay thì Chi nhánh nên:

- Thường xuyên phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng để phát hiện và có biện pháp xử lý sớm khi khách hàng có dấu hiệu suy giảm hoạt động sản xuất kinh doanh, suy giảm khả năng tài chính ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vốn vay.

- Kiểm soát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn của khách hàng, thường xuyên theo dõi sát sao dòng tiền luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng.

- Ban lãnh đạo Chi nhánh cần sát sao hơn nữa trong việc đôn đốc các cán bộ thực hiện việc kiểm tra, giám sát sau cho vay đối với các khách hàng mình đang quản lý theo đúng quy định của pháp luật và của Vietcombank. Định kỳ hàng tháng nên yêu cầu các cán bộ lập bảng báo cáo chi tiết các

khách hàng mình đã đi kiểm tra, trong đó nêu rõ tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, quá trình sử dụng vốn và tài sản bảo đảm, các dấu hiệu bất thường mà các cán bộ nhận thấy trong quá trình kiểm tra giám sát và đề xuất các phương án xử lý cụ thể để Ban lãnh đạo Chi nhánh nắm được tình hình, kịp thời đưa ra các chỉ đạo thích hợp sao cho hạn chế tối đa rủi ro tín dụng của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu 094 GIẢI PHÁP QUẢN lý rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc NINH,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w