Thực hiện các biện pháp phân tán rủi ro

Một phần của tài liệu 094 GIẢI PHÁP QUẢN lý rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc NINH,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 116)

3.2.6.1. Đa dạng hóa đối tượng cho vay

Hoạt động tín dụng là một trong các hoạt động quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng tài sản của ngân hàng. Đồng thời nó cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro của các ngân hàng nhất. Để hạn chế rủi ro tín dụng bên cạnh việc nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh, Vietcombank Bắc Ninh cịn thực hiện một số các biện pháp nhằm phân tán rủi ro như: đa dạng hóa đối tượng khách hàng vay, thời hạn vay, mua bảo hiểm khoản vay, cho vay đồng tài trợ. Tuy nhiên việc phân tán rủi ro tín dụng của Chi nhánh chưa đem lại hiệu quả cao. Trong thời gian tới, Vietcombank Bắc Ninh cần chú trọng hơn nữa công tác phân tán rủi ro.

Hiện nay, mặc dù Chi nhánh đã và đang tích cực khuyến khích phát triển cho vay hộ sản xuất và cá nhân. Nhưng cơ cấu cho vay khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ của Chi nhánh. Đặc biệt, một nhóm đối tượng khách hàng có mức dư nợ lớn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu cho vay doanh nghiệp của Chi nhánh khiến các nguy cơ về rủi ro tín dụng của Chi nhánh cao. Để phân tán bớt các rủi ro tín dụng Chi nhánh nên:

- Có các chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích phát triển cho vay hộ sản xuất và cá nhân, cho vay các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa trên nguồn dữ liệu các khách hàng sẵn có và nguồn dữ liệu thơng qua phát

triển thị trường.

- Chi nhánh cần xây dựng kế hoạch tín dụng xác định rõ tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, chi tiết đến từng chỉ tiêu định hướng cụ thể của cơng tác tín dụng như chỉ tiêu về mức dư nợ theo ngành mà Chi nhánh xác định ưu tiên phát triển trong năm đó, theo đối tượng khách hàng cá nhân, hộ sản xuất, doanh nghiệp, theo từng sản phẩm cho vay. Đồng thời xây dựng các rào cản về tín dụng cụ thể như hạn mức tín dụng theo ngành, theo nhóm khách hàng, theo từng loại tài sản bảo đảm... để tránh việc cho vay tập trung vào một vài ngành nghề, một nhóm khách hàng như cơ cấu cho vay hiện nay của Chi nhánh để khi xảy ra biến động kinh tế mức độ rủi ro tiềm ẩn rất cao. Để từ đó có lộ trình giảm dần dư nợ đối với một số ngành, một số khách hàng đang có dư nợ chiếm tỷ trọng cao tại chi nhánh, đa dạng hóa danh mục cho vay, từng bước đưa cơ cấu cho vay của chi nhánh về mức hợp lý.

3.2.6.2. Bảo hiểm tín dụng

Bảo hiểm tín dụng gồm nhiều loại bảo hiểm trong đó phổ biến ở Việt Nam mà các ngân hàng đã, đang và có xu hướng áp dụng là các loại bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm cho phương tiện vận tải, bảo hiểm bảo an tín dụng.

- Đối với các loại bảo hiểm ngành nghề, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm cho phương tiện vận tải.'. Hiện nay tất cả các ngân hàng trong đó có

Vietcombank Bắc Ninh đều quy định bắt buộc mua bảo hiểm đối với các tài sản bảo đảm là phương tiện vận tải, tài sản hình thành trên đất tối thiểu bằng 100% khoản vay mà người thụ hưởng là Vietcombank Bắc Ninh. Tuy nhiên, việc quản lý bảo hiểm tại Chi nhánh vẫn còn lỏng lẻo, manh mún chưa quy về một đầu mối nào chịu trách nhiệm chính mà hầu hết là các cán bộ tự theo dõi quản lý tình hình mua bảo hiểm của các khách hàng mình đang quản lý. Nên nhiều khi các cán bộ quên không đôn đốc nhắc nhở khách hàng khi bảo hiểm gần hết hạn hoặc khi có sự thuyên chuyển nhân sự cán bộ tiếp nhận hồ sơ tín

dụng khơng nắm được tình hình và khơng theo dõi sát sao tình hình mua bảo hiểm của khách hàng. Dan đến vẫn còn trường hợp khách hàng vay vốn không bổ sung mua bảo hiểm khi bảo hiểm hết hạn. Thêm vào đó, hiện nay Vietcombank nói chung và Vietcombank Bắc Ninh nói riêng vẫn chấp nhận bảo hiểm mà khách hàng mua của nhiều đơn vị cung cấp bảo hiểm nên khi phát sinh các tổn thất việc thanh toán bảo hiểm rất tốn thời gian, thủ tục, thậm chí khơng thống nhất được các mức bồi thường về bảo hiểm. Để hạn chế các rủi ro ngân hàng trong các trường hợp tài sản bảo đảm đã mua bảo hiểm bị tổn thất Vietcombank Bắc Ninh nên thường xuyên theo dõi, đơn đốc và có các chế tài mạnh mẽ để các khách hàng thực hiện việc mua bảo hiểm liên tục trong suốt quá trình vay. Đồng thời ngân hàng nên chọn lọc các cơng ty bảo hiểm uy tín, thực hiện ký các hợp đồng liên kết với ngân hàng với nhiều ưu đãi cho các khách hàng của Vietcombank Bắc Ninh để khuyến khích/ yêu cầu các khách hàng mua bảo hiểm của các Cty này để khi rủi ro phát sinh ngân hàng dễ dàng hơn trong việc xác định tổn thất và bồi thường tổn thất, hạn chế các tranh chấp phát sinh trong quá trình bồi thường các tổn thất về tài sản đang thế chấp tại ngân hàng.

- Đối với sản phẩm bảo an tín dụng: đây là sản phẩm bảo vệ khách hàng và gia đình trước những rủi ro khơng lường trước dẫn đến tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn bằng việc đứng ra chi trả dư nợ vay ngân hàng. Ngày nay, hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam đã và đang có xu hướng sử dụng bảo hiểm bảo an tín dụng để san sẻ một phần rủi ro tín dụng và Vietcombank cũng khơng nằm ngồi xu hướng đó. Tuy nhiên, hoạt động mua bảo hiểm tín dụng mới chỉ dừng ở việc khuyến khích các khách hàng tham gia mua bảo hiểm nên tỷ lệ khách hàng tham gia mua bảo hiểm tín dụng rất thấp do việc mua bảo hiểm sẽ làm tăng chi phí của khách hàng. Để gia tăng doanh số bán bảo hiểm bảo an tín dụng thì Vietcombank nên thực hiện một số biện

pháp sau:

❖ Đối với các cán bộ tín dụng: mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng, thi và

cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm bảo an tín dụng cho các cán bộ tín dụng. Để mỗi cán bộ tín dụng cũng là một nhân viên bảo hiểm. Đồng thời có các chính sách thưởng nhằm khuyến khích các cán bộ tín dụng tư vấn và bán sản phẩm này cho các khách hàng của mình.

❖ Đối với khách hàng: Vietcombank nên có các chính sách để khuyến

khích khách hàng tham gia bảo hiểm bảo an tín dụng như: ưu đãi về lãi suất, các chương trình q tặng.. .Bên cạnh đó nên tổ chức các hội nghị khách hàng qua đó giới thiệu tới các khách hàng đang và sắp vay vốn tại Vietcombank Bắc Ninh về các tiện ích của sản phẩm, các ưu đãi từ phía cơng ty bảo hiểm và từ phía Vietcombank về khoản vay của khách hàng tại Chi nhánh mà khách hàng sẽ được hưởng khi tham gia bảo hiểm.

3.2.7. Đẩy mạnh cơng tác xử lý rủi ro tín dụng đã phát sinh

Các khoản vay đã phát sinh rủi ro tín dụng gây ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là tăng chi phí, lãng phí nguồn nhân lực ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Tình hình dư nợ quá hạn tại Vietcombank Bắc Ninh năm 2014 mặc dù đã giảm đáng kể cả về số lượng tuyệt đối lẫn tương đối so với năm 2013 song mức dư nợ quá hạn vẫn còn rất lớn. Để đẩy mạnh cơng tác xử lý rủi ro tín dụng đã phát sinh Chi nhánh đã tiến hành rà soát lại các khoản vay quá hạn, đánh giá từng hồ sơ vay vốn tìm ra các tồn tại về mặt hồ sơ và thực tế tình hình kinh doanh của khách hàng. Tiến hành kiểm điểm các cán bộ có liên quan đến các khoản nợ xấu đồng thời tại Chi nhánh đã thành lập ban chỉ đạo thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro. Tuy nhiên việc thu hồi nợ xấu vẫn mang nặng tính hình thức, xử lý nửa vời nên hiệu quả công tác thu hồi nợ xấu vẫn chưa cao. Để nâng cao hiệu quả cơng tác xử lý rủi ro tín dụng đã phát sinh Chi nhánh cần phải:

- Tiếp tục duy trì hoạt động của ban chỉ đạo, tổ thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro do Giám đốc chi nhánh làm truởng ban. Gắn kết quả thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro vào việc chi luơng hàng tháng và xét các danh hiệu thi đua cuối năm của từng cán bộ.

- Ngay từ đầu năm, cán bộ đuợc phân cơng thực hiện phân tích, đánh giá đến từng khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, đánh giá khả năng, thiện chí trả nợ của khách hàng để có biện pháp phù hợp nhu lập kế hoạch cho khách hàng cam kết trả dần; Xử lý tài sản để thu nợ; Khởi kiện ra tịa án... Tuy nhiên cần có một cuộc cách mạng về nhận thức trong việc xử lý thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro là phải cuơng quyết, không khoan nhuợng, từ bỏ cách làm hô hào xong khi xử lý lại nửa vời nhu truớc đây.

- Thuờng xuyên họp tổ thu nợ để cán bộ theo dõi đến từng khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro báo cáo kết quả, những khó khăn vuớng mắc trong quá trình thực hiện để Ban lãnh đạo Chi nhánh có các phuơng án chỉ đạo phù hợp với từng truờng hợp.

- Chi nhánh xây dựng giải pháp cụ thể đối với từng khách hàng, đua ra lộ trình cụ thể trong việc thu hồi nợ. Từ đó làm cơ sở để Ban quản lý theo dõi, đôn đốc, đánh giá hiệu quả công việc của các cán bộ phụ trách thu hồi nợ. Từ đó có những chính sách ban thuởng và phạt đối với từng cán bộ một. Một số giải pháp cụ thể có thể áp dụng sau khi Chi nhánh tiến hành phân tích đánh giá lại tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tài chính và tài sản bảo đảm của khách hàng nhu sau:

❖ Đối với các khách hàng đuợc đánh giá vẫn còn khả năng trả nợ một phần khoản vay, hoặc trong tuơng lai sẽ có các dịng tiền về: Chi nhánh có thể xem xét phuơng án cơ cấu lại khoản vay theo hình thức cơ cấu lại thời hạn trả nợ và số tiền trả nợ. Hoặc gia hạn nợ cho các khách hàng để tạo điều kiện cho các khách hàng trả nợ dần cho ngân hàng.

❖ Đối với các khách hàng được đánh giá là khơng cịn khả năng trả nợ

ngân hàng sẽ tiến hành xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng tại ngân hàng theo hai hướng: nếu khách hàng hợp tác với ngân hàng để xử lý tài sản bảo đảm và làm giấy ủy quyền, bàn giao lại tài sản bảo đảm cho ngân hàng để ngân hàng tồn quyền xử lý. Nếu khách hàng khơng hợp tác với ngân hàng trong việc xử lý tài sản bảo đảm ngân hàng sẽ tiến hành khởi kiện để bán đầu giá tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật và phán quyết của tòa án. Tuy nhiên phương án này sẽ khiến số tiền thu về sau khi thanh lý tài sản bảo đảm của ngân hàng bị giảm do phải thanh tốn tiền án phí và các loại phí khi tiến hành bán đấu giá tài sản bảo đảm.

- Phối hợp và nhờ các cơ quan chức năng phối hợp để xử lý tài sản bảo đảm đặc biệt là đối với tài sản bảo đảm là động sản như phương tiện vận tải, máy móc cơng trình...

3.2.8. Nâng cao chất lượng của các tài sản đảm bảo

Tài sản bảo đảm giúp các ngân hàng bù đắp một phần hoặc toàn bộ khoản vay khi khách hàng khơng cịn khả năng trả nợ. Tuy nhiên, trên thực tế tài sản bảo đảm tại Vietcombank Bắc Ninh là các dây chuyền máy móc thiết bị,

các dự án bất động sản, nhà máy thủy điện, tài sản hình thành trong tương lai.đây đều là các tài sản có tính thanh khoản thấp hoặc khi biến động của thị trường xảy ra thì giá trị tài sản bảo đảm xuống thấp hơn giá trị của khoản vay dẫn đến rủi ro không thu hồ đủ nợ của ngân hàng. Các rủi ro liên quan đến TSĐB (gồm rủi ro pháp lý, rủi ro thanh khoản, rủi ro quản lý, rủi ro hư hỏng, giảm giá trị của TSĐB) cần được nhận diện, đo lường, giám sát và quản lý một cách chặt chẽ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Chi nhánh. Cụ thể:

- Bên cạnh việc chấm điểm khách hàng ngân hàng cần xây dựng hệ thống chấm điểm tài sản bảo đảm dựa vào các tiêu chí như: giá trị tài sản bảo đảm, tính pháp lý, tính thanh khoản, mối quan hệ với khách hàng vay.

- Chi nhánh cần có các văn bản quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm, giới hạn thẩm định tài sản bảo đảm tùy thuộc vào tính chất, nhu cầu vay của khách hàng, loại tài sản bảo đảm mà việc định giá tài sản bảo đảm sẽ do các cán bộ thẩm định định giá, hay do các đơn vị định giá độc lập là các công ty chuyên về thẩm định tài sản.

- Chi nhánh cần tuân thủ tuyệt đối các quy định của pháp luật và của Vietcombank trong việc ký các hợp đồng thế chấp và đăng ký giao dịch bảo đảm tại một trong các trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản.

- Tăng cuờng hiệu quả của cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ đối với tài

sản bảo đảm: Chi nhánh cần thực hiện kiểm tra kiểm soát theo kế hoạch hoặc đột xuất về tài sản bảo đảm nhu kiểm tra hoạt động chấm điểm tài sản bảo đảm,

kiểm tra giá trị tài sản bảo đảm, kiểm tra tính tuân thủ các quy trình, quy định về thế chấp và đăng ký giao dịch bảo đảm của các khách hàng vay vốn. Để kịp thời phát hiện các dấu hiệu vi phạm đặc biệt là các hành vi cố tình gian lận trong cơng tác định giá tài sản bảo đảm, phát hiện sự mất giá của tài sản bảo đảm để có các biện pháp khắc phục, kiểm soát rủi ro nhu: yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản bảo đảm trong truờng hợp tài sản bảo đảm bị giảm giá trị không đủ để đảm bảo cho khoản vay của khách hàng tại Chi nhánh.

- Tăng cuờng sự phối hợp giữa ngân hàng với các cơ quan tu pháp, đặc biệt là cơ quan thi hành án trong công tác xử lý TSĐB.

3.3. KIẾN NGHỊ

3.3.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước

Quản lý rủi ro tín dụng là hoạt động mang yếu tố sống cịn của các ngân hàng. Để tạo điều kiện cho các ngân hàng nâng cao chất luợng quản lý rủi ro tín dụng của mình thì:

Thứ nhất, xây dựng mơi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Hoạt động ngân

Nên khi môi trường kinh tế vĩ mơ có biến động thì hoạt động ngân hàng chịu tác động rất lớn cả về phần nguồn vốn lẫn tài sản của ngân hàng. Một trong các yếu tố chịu ảnh hưởng lớn từ tác động của môi trường kinh tế là hoạt động tín dụng. Khi mơi trường kinh tế vĩ mô biến động sẽ tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, các rủi ro về cơ chế chính sách mà các doanh nghiệp và ngân hàng phải gánh chịu là rất lớn. Ngược lại, một môi trường kinh tế vĩ mơ ổn định sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp hạn chế được rủi ro chính sách, yên tâm hoạt động, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn vay, tạo khả năng trả nợ đầy đủ gốc lãi cho ngân hàng. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, từng bước cải cách hồn thiện mơi trường kinh tế, chính sách, thủ tục hành chính theo hướng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Đặc biệt nhà nước nên có các biện pháp thiết thực

Một phần của tài liệu 094 GIẢI PHÁP QUẢN lý rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc NINH,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w