Kinh nghiệm của một số Ngân hàng Thương mại trên thế giới

Một phần của tài liệu 094 GIẢI PHÁP QUẢN lý rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc NINH,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 56 - 58)

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh những năm qua phần lớn là do Trung Quốc cho phép các ngân hàng liên tục tăng cường bơm tín dụng vào nền kinh tế để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế đúng như những cam kết mà các nhà lãnh đạo nước này đã tuyên bố. Hầu hết các khoản vay tại Trung Quốc đều được dùng cho đầu tư mở rộng sản xuất, đầu tư bất động sản. Hiện tại, trong tình trạng vốn đã quá dư thừa thì nợ xấu của các ngân hàng liên tục tăng cao, có nguy cơ vỡ bong bóng bất động sản... Từ thực tế quản lý của các Ngân hàng Thương mại Trung Quốc, bài học kinh nghiệm rút ra nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là:

Thứ nhất, các ngân hàng nên đưa ra các định hướng phát triển tín dụng phù hợp với tình hình thực tế, theo hướng phát triển bền vững. Tránh tình trạng tăng trưởng dư nợ tín dụng nóng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro tín dụng. Vì trong cuộc chạy đua về tăng trưởng tín dụng nhiều ngân hàng đã nới lỏng các điều kiện cho vay, công tác thẩm định được tiến hành một cách lỏng lẻo, thậm chí cho vay chỉ dựa trên tài sản đảm bảo là bất động sản mà không quan tâm đến năng lực tài chính của khách hàng. Hậu quả là chất lượng tín

dụng của các ngân hàng giảm, rủi ro tín dụng tăng cao.

Thứ hai, cần tăng cường công tác đào tạo về trình độ nghiệp vụ chuyên môn và nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho các nhân viên ngân hàng. Đặc biệt là cán bộ tín dụng - đối tượng tiếp xúc trực tiếp và thẩm định khách hàng. Nhằm hạn chế rủi ro đạo đức và rủi ro do trình độ chuyên môn xảy ra trong quá trình tác nghiệp của các cán bộ.

Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay. Nhằm phát hiện kịp thời các sai phạm trong quá trình cho vay và sử dụng vốn của khách hàng. Đồng thời sớm phát hiện ra các khó khăn của khách hàng từ đó có các tư vấn phù hợp cho từng khách hàng, đưa ra các phương án xử lý như tiếp tục cho vay hay thu hồi vốn trước hạn...

Thứ tư, các khoản vay phải đáp ứng đủ các điều kiện về an toàn tín dụng. Bài học từ Trung Quốc cho thấy để mở rộng phát triển dư nợ, các ngân hàng Trung Quốc đã bất chấp các điều kiện về an toàn tín dụng như tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo là bất động sản quá cao, trong khi giá trị bất động sản của Trung Quốc lúc bấy giờ cũng đã được đội lên rất cao so với giá trị thực nên khi thị trường bất động sản có dấu hiệu chững lại thậm chí giảm sút về giá khiến cho giá trị tài sản đảm bảo không đủ để bảo đảm cho các khoản vay gây phát sinh rủi ro tín dụng cho các ngân hàng. Thậm chí, các ngân hàng Trung Quốc còn cho vay vượt quá khả năng tài chính của khách hàng, kế hoạch trả nợ, nguồn trả nợ, mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng không rõ ràng.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Citibank

Tập đoàn Citigroup nói chung và hoạt động kinh doanh của ngân hàng Citibank nói riêng được đánh giá cao về hiệu quả kinh doanh. Một trong những yếu tố khiến ngân hàng Citibank tạo dựng được quy mô và vị thế như hiện nay là nhờ chính sách quản lý rủi ro rõ ràng và hiệu quả. Chủ tịch tập

đoàn Citigroup - Walter Wriston đã từng nói lên vai trò quan trọng của hoạt động quản lý rủi ro: “toàn bộ cuộc sống trong hoạt động ngân hàng là quản lý rủi ro ”. Bài học kinh nghiệm đuợc rút ra trong quá trình phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng để quản lý rủi ro tín dụng là:

Thứ nhất, Citibank đã xây dựng một khung quản lý rủi ro đầy đủ, phù hợp tạo thành một văn hóa tín dụng hiệu quả trong ngân hàng. Nó bao gồm:

❖Các chính sách tín dụng đuợc thiết lập phù hợp, phổ biến rộng rãi và thực thi trên toàn hệ thống.

❖Xây dựng quy trình quản lý rủi ro, các công cụ và nguồn thông tin cần thiết để ra quyết định một cách khoa học, cụ thể, rõ ràng.

❖Đào tạo đội ngũ nhân sự có ý thức rõ ràng về trách nhiệm, vai trò của mình trong quy trình tín dụng.

Thứ hai, Citibank đã tiêu chuẩn hóa mô hình tín dụng thuơng mại. Để đua ra được quyết định cấp tín dụng cho một khoản vay cần trải qua 3 khâu là gặp gỡ khách hàng, thẩm định, thực hiện giao dịch. Ba giai đoạn trong chính sách tín dụng chủ chốt của Citibank bao gồm: hình thành chiến lược và kế hoạch cho vay; tiến hành cho vay khách hàng; đánh giá và báo cáo thực thi. Các bộ phận tham gia vào việc đề ra và quản lý chính sách tín dụng gồm có: uỷ ban quản lý, ủy ban chính sách tín dụng, bộ phận quản lý rủi ro. Trong các giai đoạn này, Citibank đã phân rõ trách nhiệm của từng bộ phận tham gia một cách cụ thể, rõ ràng.

Một phần của tài liệu 094 GIẢI PHÁP QUẢN lý rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc NINH,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w