Tài sản bảo đảm giúp các ngân hàng bù đắp một phần hoặc toàn bộ khoản vay khi khách hàng khơng cịn khả năng trả nợ. Tuy nhiên, trên thực tế tài sản bảo đảm tại Vietcombank Bắc Ninh là các dây chuyền máy móc thiết bị,
các dự án bất động sản, nhà máy thủy điện, tài sản hình thành trong tương lai.đây đều là các tài sản có tính thanh khoản thấp hoặc khi biến động của thị trường xảy ra thì giá trị tài sản bảo đảm xuống thấp hơn giá trị của khoản vay dẫn đến rủi ro không thu hồ đủ nợ của ngân hàng. Các rủi ro liên quan đến TSĐB (gồm rủi ro pháp lý, rủi ro thanh khoản, rủi ro quản lý, rủi ro hư hỏng, giảm giá trị của TSĐB) cần được nhận diện, đo lường, giám sát và quản lý một cách chặt chẽ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Chi nhánh. Cụ thể:
- Bên cạnh việc chấm điểm khách hàng ngân hàng cần xây dựng hệ thống chấm điểm tài sản bảo đảm dựa vào các tiêu chí như: giá trị tài sản bảo đảm, tính pháp lý, tính thanh khoản, mối quan hệ với khách hàng vay.
- Chi nhánh cần có các văn bản quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm, giới hạn thẩm định tài sản bảo đảm tùy thuộc vào tính chất, nhu cầu vay của khách hàng, loại tài sản bảo đảm mà việc định giá tài sản bảo đảm sẽ do các cán bộ thẩm định định giá, hay do các đơn vị định giá độc lập là các công ty chuyên về thẩm định tài sản.
- Chi nhánh cần tuân thủ tuyệt đối các quy định của pháp luật và của Vietcombank trong việc ký các hợp đồng thế chấp và đăng ký giao dịch bảo đảm tại một trong các trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản.
- Tăng cuờng hiệu quả của cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ đối với tài
sản bảo đảm: Chi nhánh cần thực hiện kiểm tra kiểm soát theo kế hoạch hoặc đột xuất về tài sản bảo đảm nhu kiểm tra hoạt động chấm điểm tài sản bảo đảm,
kiểm tra giá trị tài sản bảo đảm, kiểm tra tính tuân thủ các quy trình, quy định về thế chấp và đăng ký giao dịch bảo đảm của các khách hàng vay vốn. Để kịp thời phát hiện các dấu hiệu vi phạm đặc biệt là các hành vi cố tình gian lận trong cơng tác định giá tài sản bảo đảm, phát hiện sự mất giá của tài sản bảo đảm để có các biện pháp khắc phục, kiểm soát rủi ro nhu: yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản bảo đảm trong truờng hợp tài sản bảo đảm bị giảm giá trị không đủ để đảm bảo cho khoản vay của khách hàng tại Chi nhánh.
- Tăng cuờng sự phối hợp giữa ngân hàng với các cơ quan tu pháp, đặc biệt là cơ quan thi hành án trong công tác xử lý TSĐB.