Nội dung cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 094 GIẢI PHÁP QUẢN lý rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc NINH,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 36 - 50)

1.2. QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

1.2.3. Nội dung cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng

1.2.3.1. Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng của khách hàng 1.2.3.1.1. Các dấu hiệu tài chính

Một khách hàng chuẩn bị hoặc đang vay vốn tại ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng khi xuất hiện các dấu hiệu tài chính sau:

Thứ nhất, các chỉ số khả năng sinh lời cho thấy dấu hiệu suy giảm. Các

chỉ số này bao gồm:

- Chỉ số khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA): phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp và nó đuợc xác định bằng công thức:

ROA = Lợ " l " u " x 100% (1.2.1)

Tổng tài sản bình quân

ROA phản ánh cứ một trăm đồng tài sản hiện có của doanh nghiệp thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tùy thuộc vào mục đích của nhà phân tích mà lợi nhuận ở đây đuợc tính là lợi nhuận truớc thuế hoặc lợi nhuận sau thuế. Tổng tài sản của công ty bao gồm tất cả những phát sinh từ các khoản nợ cũng nhu những phát sinh cũng nhu các khoản đóng góp của các nhà đầu tu. Vì vậy, ROA sẽ cho ta thấy sự hiệu quả của công ty trong việc

quản lý, sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận.

- Chỉ số khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): chỉ số này thể

hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận và vốn chủ sở hữu. Đây là một trong những chỉ tiêu tài chính quan trọng thể hiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp. ROE đuợc xác định dựa trên công thức sau:

ROE = ____________ Lợi nlhuj ' n ________________ x 100% (1.2.2)

Vốn chủ sở hữu bình quân

Chỉ số này cho biết cứ một trăm đồng vốn chủ sở hữu đầu tu sẽ đem về bao nhiều đồng lợi nhuận. Trong cơng thức tính trên lợi nhuận đuợc sử dụng có thể là lợi nhuận truớc thuế hoặc lợi nhuận sau thế. Trong đó lợi nhuận sau thuế đuợc sử dụng phổ biến hơn bởi nó là phần lợi nhuận cuối cùng mà chủ sở hữu nhận đuợc sau quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Chỉ số khả năng sinh lời trên doanh thu (ROS): thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu nó đuợc sử dụng để đánh giá hiệu suất hoạt động của một doanh nghiệp. Cơng thức tính chỉ số này nhu sau:

ROS = ___Lợi nhuận____ x 100% (1.2.3)

Doanh thu

ROS cho biết cứ một trăm đồng doanh thu đuợc tạo ra trong kỳ sẽ thu đuợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận đuợc xác định trong công thức trên có thể là lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận truớc hoặc sau thuế. Doanh thu trong cơng thức trên có thể là doanh thu thuần về cung cấp hàng hóa, doanh thu từ hoạt động kinh doanh, thu nhập khác hoặc cũng có thể là tổng doanh thu. Tùy thuộc vào mục đích của nguời phân tích muốn đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh nào mà sử dụng với từng loại lợi nhuận và doanh thu tuơng ứng.

ROS có thể đuợc sử dụng nhu một cơng cụ để phân tích hiệu suất của một công ty và để so sánh hiệu suất giữa các công ty tuơng tự nhau. Nên so

sánh ROS của công ty trong một chuỗi thời gian để tìm xu huớng, và so sánh nó với các cơng ty khác trong ngành. Tỷ lệ ROS sẽ tăng đối với các công ty hoạt động đang ngày càng trở nên hiệu quả hơn, trong khi tỷ lệ này giảm có thể là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính. Mặc dù, trong một số truờng hợp, một tỷ lệ lợi nhuận thấp trên doanh thu bán hàng có thể đuợc bù đắp bằng doanh thu bán hàng tăng lên.

Thứ hai, cơ cấu vốn không hợp lý.

Xét trên quan điểm tài trợ vốn, mỗi loại tài sản cần đuợc tài trợ bằng một nguồn vốn nhất định. Việc sử dụng nguồn vốn để tài trợ cho những nhu cầu vốn của doanh nghiệp cần phải đuợc xem xét trên hai yếu tố là an toàn trong cơ cấu vốn nhung vẫn phải đảm bảo chi phí nguồn vốn tuơng đối hợp lý nhằm đạt đuợc hiệu quả sử dụng vốn mong muốn. Vì vậy, khi một doanh nghiệp có cơ cấu vốn khơng hợp lý sẽ dẫn đến những rủi ro trong hoạt động kinh doanh từ đó tiềm ẩn các rủi ro tín dụng nếu ngân hàng đồng ý tài trợ vốn cho doanh nghiệp. Để xác định cơ cấu vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay khơng thì một trong các chỉ tiêu quan trọng cần phân tích là vốn luu động thuờng xuyên (VLĐTX) của doanh nghiệp:

VLĐTX = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn (1.2.4)

Vốn luu động thuờng xuyên là phần chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản cố định và đầu tu dài hạn. Nói cách khác, nó là một phần nguồn vốn ổn định dùng vào việc tài trợ cho tài sản luu động. Vốn luu động thuờng xuyên lớn hơn không chứng tỏ nguồn vốn dài hạn tài trợ đuợc tồn bộ tài sản dài hạn, khơng những thế nó cịn tài trợ đuợc một phần tài sản ngắn hạn. Đây là doanh nghiệp có cơ cấu vốn an tồn vì điều này đem lại cho doanh nghiệp nguồn vốn tài trợ ổn định, có sự độc lập về vốn nhất định. Tuy nhiên việc duy trì mức độ vốn dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn là bao nhiêu tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp. Nguợc lại nếu vốn

lưu động thường xuyên âm chứng tỏ tài sản dài hạn được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn, doanh nghiệp kinh doanh với cơ cấu vốn rất mạo hiểm.

Thứ ba, vòng quay hoạt động của tài sản thể hiện sự suy yếu. Mặc dù các hệ số này không đánh giá trực tiếp khả năng sinh lời hay khả năng thanh khoản của doanh nghiệp nhưng chúng là những nhân tố quan trọng phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Vịng quay các khoản phải thu (KPT) và kỳ thu tiền trung bình: thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (CCDV) với các khoản phải thu của doanh nghiệp. Nó được tính bằng cơng thức sau:

Vòng quay các KPT = DTT " lb ' " hing '( l ' l ' l D, x 100% (1.2.5)

Các khoản phải thu bình quân

Chỉ số này đo lường mức độ đầu tư vào các khoản phải thu để duy trì mức doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Vòng quay này giảm cho thấy việc quản lý các khoản phải thu kém hiệu quả, vốn đầu tư cho các khoản phải thu lớn và ngược lại.

Kỳ thu tiền trung bình = S^M^ri^ (1.2.6)

Vịng quay các khoản phải thu

Chỉ tiêu này phản ánh khoảng thời gian trung bình từ khi doanh nghiệp xuất hàng cho đến khi thu được tiền về. Chỉ số này tăng có nghĩa là thời gian bán chịu dài hơn, các khoản phải thu thu hồi chậm, vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng nhiều hơn trong khâu thanh toán, kéo theo nhu cầu về vốn của doanh

nghiệp tăng và ngược lại.

- Vòng quay hàng tồn kho (HTK) và số ngày một vòng quay hàng tồn

kho bình quân: đây là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa giá vốn hàng bán và

hàng tồn kho bình qn. Cơng thức tính:

Vịng quay HKT Giá vốn hing bán

Số ngày một vòng quay HTK

Số ngày trong kỳ phân tích

Vịng quay hàng tồn kho (1.2.8)

Vịng quay hàng tồn kho giảm hay số ngày một vòng quay hàng tồn kho tăng chứng tỏ hàng tồn kho luân chuyển chậm, vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng nhiều hơn kéo theo nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng, làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngồi ra, chỉ số vòng quay hàng tồn kho giảm (số ngày một vòng quay hàng tồn kho tăng) có thể báo động rằng nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp trên thị truờng giảm.

1.2.3.1.2. Các dấu hiệu phi tài chính

Thứ nhất, dấu hiệu liên quan đến ngân hàng.

Trong quá trình tiếp xúc thẩm định khách hàng cũng nhu kiểm tra giám sát sau cho vay. Nếu các khách hàng có các dấu hiệu sau thì ngân hàng cần đặc biệt luu ý, xem xét truớc khi đua ra các quyết định liên quan đến khoản vay nhu ra quyết định cho vay, giải ngân tiếp cho khách hàng hoặc đề ra các phuơng án dự phòng xử lý trong truờng hợp xấu xảy ra.

- Giảm sút mạnh số dư tiền gửi', khi dòng tiền chi nhiều hơn dịng tiền

về thì ngân hàng cần xem xét tìm hiểu lý do, nguyên nhân tại sao có sự sụt giảm đó. Nó xuất phát từ việc đầu tu, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hay do thanh khoản của khách hàng xuất hiện vấn đề.

- Dư nợ gia tăng: cần phân tích xem du nợ khách hàng gia tăng do uy

tín của khách hàng đuợc nâng cao nên khách hàng đã chiếm dụng đuợc nhiều vốn hơn từ các đối tác của mình hay do tình hình thanh khoản của khách hàng giảm sút, hoặc tu cách của khách hàng khơng tốt cố tình trì hỗn việc thanh tốn cơng nợ cho các đối tác.

- Mức độ vay thường xuyên: nếu các khách hàng cũ của ngân hàng

đánh giá, kiểm soát kỹ các phương án vay vốn của khách hàng, dòng tiền của khách hàng xem có dấu hiệu bất thường khơng.

- u cầu khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến: nếu trong quá trình tiếp xúc thẩm định khách hàng ban đầu cũng như đánh giá của cán bộ tín dụng về nhu cầu vốn dự kiến của khách hàng thấp hơn nhiều so với yêu cầu vay hiện tại của khách hàng thì ngân hàng cũng cần phải xem xét lại tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, xem xét kỹ phương án vay vốn và sử dụng vốn sau cho vay có đúng mục đích khơng, có điều gì bất thường khơng.

- Chấp nhận sử dụng nguồn tài trợ lãi suất cao: điều này cho thấy

khách hàng đang bị thiếu hụt vốn trầm trọng, khả năng thanh khoản của khách hàng kém. Thể hiện hoạt động kinh doanh của khách hàng đang có vấn đề.

- Chậm thanh toán nợ gốc và lãi cho ngân hàng: đây là dấu hiệu rõ

ràng nhất để nhận biết rủi ro tín dụng. Dù với bất kỳ lý do nào do doanh nghiệp cố tình trì hỗn trả nợ, hay do dịng tiền của doanh nghiệp có vấn đề thì ngân hàng cũng cần làm việc với khách hàng để có những đánh giá cụ thể từ đó đưa ra các quyết định kịp thời, chính xác.

Như vậy, tất cả các dấu hiệu trên đều cho thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng ít nhiều đang có vấn đề đặc biệt là dịng tiền của khách hàng. Ngân hàng cần tìm hiểu các nguyên nhân cụ thể từ đó có những tư vấn, hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, hoặc có các phương án thu hồi nợ trước hạn nếu nhận thấy hoạt động kinh doanh của khách hàng tiềm ẩn nguy cơ về rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Thứ hai, dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý của khách hàng.

Một doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả thì khả năng quản lý điều hành của ban lãnh đạo doanh nghiệp rất quan trọng, nó quyết định đến định hướng, chính sách phát triển của doanh nghiệp, cũng như khả năng phòng

tránh các rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, hoạt động của doanh nghiệp sẽ có những biến động dẫn đến nguy cơ về rủi ro tín dụng tăng khi cơ cấu quản lý điều hành và phương pháp quản lý của khách hàng có các dấu hiệu sau:

- Có sự thay đổi về cơ cấu nhân sự trong hệ thống quản trị. - Xuất hiện sự bất đồng trong hệ thống điều hành.

- Ít kinh nghiệm, nhiều hành động nhất thời. - Thuyên chuyển nhân viên quá thường xuyên. - Tranh chấp trong quá trình quản lý.

- Chi phí quản lý bất hợp pháp. - Quản lý mang tính gia đình.

Thứ ba, dấu hiệu về vấn đề kỹ thuật và thương mại.

Mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng có khả năng tăng cao. Nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có các dấu hiệu sau:

- Khó khăn trong phát triển sản phẩm mới: thể hiện nhu cầu của thị

trường về sản phẩm mới này giảm, hoặc loại sản phẩm này có quá nhiều các nhà cung cấp trên thị trường nên khả năng gia nhập ngành của sản phẩm này rất khó khăn. Vì vậy, việc phát triển sản phẩm mới này có khả năng khơng đem lại hiệu quả cao, thậm chí dẫn đến thua lỗ cho doanh nghiệp.

- Những thay đổi chính sách của nhà nước: khi chính sách của nhà

nước có sự thay đổi theo hướng bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như ngành kinh doanh của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực hạn chế đầu tư. Thì ngân hàng cần đánh giá lại tình hình của doanh nghiệp xem doanh nghiệp có khả năng thích ứng với những thay đổi này để đứng vững trên thị trường hay không.

- Sản phẩm có tính thời vụ cao: một doanh nghiệp kinh doanh mặt

ổn định được trong dài hạn. Đặc biệt, nếu công tác dự báo của khách hàng không tốt, doanh nghiệp vẫn tiếp tục sản xuất, hoặc nhập quá nhiều hàng trong trường hợp nhu cầu về mặt hàng này đã bão hòa, giảm dần trên thị trường sẽ dẫn đến lượng hàng tồn kho tăng cao, làm ứ đọng vốn cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thanh khoản của doanh nghiệp.

- Có biểu hiện cắt giảm chi phí: điều này có thể là dấu hiệu cho thấy

doanh nghiệp đang thu hẹp quy mô sản xuất do làm ăn không hiệu quả.

Thứ tư, dấu hiệu về xử lý thơng tin tài chính.

Khi tình hình tài chính của khách hàng có vấn đề thì thơng thường các thơng tin tài chính của khách hàng sẽ xuất hiện các dấu hiệu sau:

- Sự gia tăng tỷ lệ không cân đối nợ.

- Chuẩn bị số liệu tài chính khơng đủ, trì hỗn nộp báo cáo. - Khả năng tiền mặt giảm.

- Phải thu tăng nhanh và thời hạn thanh toán nợ kéo dài. - Kết quả kinh doanh lỗ.

- Cố tình làm đẹp bảng cân đối tài sản bằng tài sản vơ hình.

Thứ năm, dấu hiệu phi tài chính khác.

- Có sự xuống cấp của cơ sở kinh doanh.

- Hàng tồn kho tăng do không bán được, hư hỏng, lạc hậu... - Có sự kỷ luật với cán bộ chủ chốt.

1.2.3.2. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng 1.2.3.2.1. Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý

Hiện nay, ở các NHTM đang có hai mơ hình phổ biến được áp dụng. Đó là mơ hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung và mơ hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán.

- Mơ hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung: Mơ hình này có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp.

Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy đuợc tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm cơng tác tín dụng.

- Mơ hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán: Mơ hình này chua có sự tách bạch giữa chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Trong đó, phịng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay.

Xuất phát từ địi hỏi thực tiễn của hoạt động tín dụng, theo khuyến cáo của ủy ban Basel và tuân thủ thông lệ quốc tế, căn cứ vào các điều kiện chung về pháp lý, thị truờng, công nghệ, con nguời, mơ hình các NHTMVN hiện nay khuyến nghị nên áp dụng mơ hình quản lý rủi ro tập trung.

- Tại Hội sở chính: tách bạch chức năng ra quyết định tín dụng với chức

năng quản lý tín dụng trên cơ sở phân định trách nhiệm và chức năng rõ ràng

Một phần của tài liệu 094 GIẢI PHÁP QUẢN lý rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc NINH,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 36 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w