Đánh giá sự phát triển của trẻ là quá trình thu thập thông tin về trẻ một cách có hệ thống và phân tích, đối chiếu với mục tiêu của Chương trình Giáo dục mầm non nhận định về sự phát triển của trẻ nhằm điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ một cách phù hợp.
Mục đích đánh giá giúp biết được những diễn biến tâm sinh lí của trẻ qua các hoạt động, nhằm phát hiện những biểu hiện của trẻ (tích cực hay tiêu cực) để kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục. Thứ hai là, xác định mức độ đạt được của trẻ để kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục.
Sau khi đánh giá xong, kết quả đánh giá được giáo viên lưu giữ trong hồ sơ cá nhân của trẻ. Thời điểm và căn cứ đánh giá là dựa vào mục tiêu giáo dục, chủ đề tháng, kết quả mong đợi cuối độ tuổi. Bên cạnh đó, để đánh giá mức độ phát triển thể chất sử dụng thêm chỉ số về cân nặng, chiều cao cuối độ tuổi của trẻ (Bộ giáo dục và đào tạo, 2017).
Cách thức đánh giá
Đánh giá trẻ hằng ngày về tình trạng sức khỏe của trẻ; trạng thái cảm xúc, thái
độ và hành vi; kiến thức, kỹ năng của trẻ (GV theo dõi và ghi chép lại trong sổ ghi chú) dựa trên từng hoạt động mà trẻ tham gia.
Phương pháp đánh giá là sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp để đánh giá trẻ như quan sát; trò chuyện, giao tiếp với trẻ; sử dụng tình huống, phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ; trao đổi với cha mẹ trẻ.
Hằng ngày, GV theo dõi và ghi chép lại những thay đổi rõ rệt của trẻ và những điều cần lưu ý để kịp thời điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục cho phù hợp.
Đánh giá mỗi tuần (về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội
và thẩm mĩ) theo biểu mẫu cho sẵn
Đánh giá mỗi tháng (về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội
và thẩm mĩ) theo biểu mẫu cho sẵn
Đánh giá mỗi học kỳ/ giai đoạn (về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ
năng xã hội và thẩm mĩ) theo biểu mẫu cho sẵn (Bộ giáo dục và đào tạo, 2017).