HT ra các quyết định quản lí và tổ chức chỉ đạo thực hiện quyết định. Đây là
chức năng thể hiện năng lực của người quản lí sau khi hoạch định kế hoạch và sắp xếp tổ chức, người CBQL phải điều khiển hệ thống hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu đề ra. Đây là quá trình sử dụng quyền lực quản lí để tác động đến mọi thành viên trong nhà trường một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng của họ. Tuy nhiên, người CBQL cần là người có tri thức, có kĩ năng ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định thì mới thể hiện được năng lực quản lí và giúp nhà trường thực hiện được mục tiêu đề ra (Phạm Thị Châu, Trần Thị Sinh, 2000).
Khi tổ chức thực hiện quyết định thì phần quan trọng dựa vào việc tổ chức thực hiện. Đây là giai đoạn khó khăn đòi hỏi nỗ lực rất lớn của nhà quản lí, bao gồm các bước như là truyền đạt quyết định, thực hiện quyết định, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quyết định, tổng kết thực hiện quyết định. Để thực hiện được tốt cần tập trung chỉ đạo các nội dung, biện pháp, giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, tập trung vào các hình thức tự bồi dưỡng và bồi dưỡng thông qua hoạt động của tổ chuyên môn, đây là hoạt động mang tính chất thường xuyên, là hoạt động chính để nâng cao hiệu quả giáo dục. Với hình thức này tổ chuyên môn thường xuyên cải tiến nội dung và hình thức sinh hoạt, chú trọng chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên đề, tổ chức cho GV dự giờ tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo lẫn nhau để học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp. Sau mỗi hoạt động, tổ chức góp ý bổ sung những vấn đề
GV đã làm được hoặc chưa làm được để góp ý rút kinh nghiệm cho GV kịp thời chỉ đạo GV dạy đúng chương trình, tích cực đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức lớp học sao cho phù hợp đối tượng trẻ. CBQL tăng cường dự giờ thăm lớp, thường xuyên kiểm tra về công tác chuyên môn của từng lớp để điều chỉnh kịp thời kế hoạch giáo dục. Đẩy mạnh các phong trào thi đua trong năm học nhân các ngày lễ lớn trong tháng, năm và tổ chức khen thưởng động viên kịp thời.
Đưa ra các biện pháp tác động về mặt vật chất lẫn tinh thần để kích thích, tạo động cơ tích cực cho các thành viên trong nhà trường. Để việc chỉ đạo thực hiện kế
hoạch hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo theo hướng lấy trẻ làm trung tâm thì nhà quản lí cần đưa ra các biện pháp tác động quản lí kích thích, khuyến khích, tạo động cơ tích cực cho các thành viên trong nhà trường. Ngoài ra, việc nhà quản lí lựa chọn các phương tiện và hình thức tác động về vật chất và tinh thần với các thành viên trong nhà trường (Trần Kiểm, 2008).
Theo dõi tiến trình thực hiện hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo của các bộ phận và các hoạt động trong nhà trường. Song song đó, cần theo dõi tiến trình thực
hiện hoạt động giáo dục để chỉ đạo cho các bộ phận và các hoạt động trong nhà trường diễn ra đúng hướng và theo đúng kế hoạch.
Phân công nhân sự thực hiện kế hoạch giáo dục đảm bảo đủ nội dung và chất lượng kết hợp với phân công nhân sự thực hiện kế hoạch giáo dục cho trẻ mẫu giáo
đảm bảo đủ nội dung và chất lượng.
Chỉ đạo tổ chuyên môn, nhóm lớp xây dựng nội dung giáo dục cho trẻ mẫu giáo phù hợp độ tuổi. Bên cạnh đó, việc chỉ đạo tổ chuyên môn, nhóm lớp xây dựng nội
dung giáo dục cho trẻ mẫu giáo phù hợp độ tuổi;
Hỗ trợ, động viên cán bộ, GV thực hiện kế hoạch có sự quan tâm, hỗ trợ, động
viên cán bộ, GV thực hiện hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo phù hợp với điều kiện nhà trường.
Theo dõi tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo trong nhà trường theo dõi tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị phục
1.4.4. Kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục trong nhà trường là một việc làm hết sức quan trọng, chức năng này xuyên suốt trong quá trình quản lí. Kiểm tra chính là hoạt động thẩm định, xác định hành vi của cá nhân, bộ phận hay tổ chức trong quá trình thực hiện quyết định, cụ thể là cần:
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá hiệu quả theo từng quý, từng học kì, theo năm học.
Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá.
Kiểm tra gồm các bước như là xây dựng các tiêu chuẩn (chỉ tiêu thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ) với mục đích nhằm xem hoạt động có phù hợp hay không, qua đó, xem xét ưu khuyết điểm, thiếu xót và nguyên nhân. Ngoài ra còn nhằm phát hiện nhân tố mới, phát hiện khả năng tiềm tàng, sáng tạo nhằm điều chỉnh quyết định. Nội dung và hình thức kiểm tra chuyên môn là chủ đạo và quan trọng nhất bao gồm: Kiểm tra việc triển khai thực hiện chương trình, kiểm tra thực hiện quy chế, nề nếp chuyên môn, kiểm tra hồ sơ sổ sách giáo viên, kiểm tra tình tình sử dụng và bảo quản trang thiết bị giáo dục thông qua đọc báo cáo, trực tiếp nghe báo cáo, chất vấn và trả lời, dự giờ thăm lớp, phỏng vấn…Đối với nhà trường mầm non qua kiểm tra HT sẽ phát hiện ra những mặt mạnh, mặt yếu, để ngăn chặn, uốn nắn những lệch lạc của tập thể và cá nhân khi tiến hành thực hiện kế hoạch. Quá trình kiểm tra sẽ góp phần hình thành ý thức và năng lực tự kiểm tra công việc của chính bản thân mỗi cán bộ GV (Nguyễn Xuân Thức, Trần Kiểm, 2012). Trong trường mầm non, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục rất quan trọng, bao gồm các nội dung sau:
Thứ nhất là kiểm tra hoạt động của GV giúp họ làm tốt công việc giáo dục trẻ, đồng thời xây dựng được không khí sư phạm, thực hiện mục tiêu giáo dục một cách đồng bộ. Công tác tiến hành kiểm tra đó là kiểm tra kế hoạch giáo dục trẻ; Kiểm tra kế hoạch quản lí nhóm lớp; Kiểm tra việc triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo.
Thứ hai là kiểm tra kế hoạch giáo dục trẻ của mỗi GV, là kiểm tra kế hoạch thực hiện chương trình lên lớp của GV từ đó đánh giá kế hoạch đó có đạt được mục tiêu
độ tuổi, nội dung chương trình cũng như mức độ phù hợp với kế hoạch từng tháng/chủ đề và khả năng nhận thức của trẻ.
Cuối cùng là, kiểm tra việc triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo có đúng với kế hoạch dự kiến, có cắt xén, bỏ nội dung chương trình hay không, quá trình triển khai các hoạt động như thế nào, sử dụng các biện pháp và hình thức tổ chức giáo dục trẻ theo hướng đổi mới. Khả năng tiếp thu và lĩnh hội kiến thức của trẻ đạt được mức độ nào từ đó có thể đánh giá hoạt động giáo dục mà giáo viên thực hiện (Hoàng Thị Dinh, Nguyễn Thị Thanh Giang, Bùi Thị Kim Tuyến, 2017).
Tóm lại, kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo theo hướng lấy trẻ làm trung tâm thì nhà quản lí cần thực hiện tốt các việc như là xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá hiệu quả đánh giá theo từng quý, từng học kì, theo năm học trong đó cần lưu ý xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra có trao đổi, góp ý, rút kinh nhiệm và điều chỉnh hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo. Ngoài ra, việc phân cấp trong kiểm tra, đánh giá trong việc thực hiện hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo lấy trẻ làm trung tâm là hoạt động giúp nhà quản lí có kế hoạch quản lí chặt chẽ việc kiểm tra, đánh giá. Đồng thời kết hợp với việc kiểm tra việc lập, lưu trữ hồ sơ các hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo. Cuối cùng là cần kiểm tra, bảo quản, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị.