Điều kiện đảm bảo thực hiện hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non quận tân bình, thành phố hồ chí minh​ (Trang 43 - 45)

Đội ngũ giáo viên

GV là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục trẻ, vì thế quản lí đội ngũ GV mầm non là một nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. Để làm tốt công tác này, người HT cần quản lí tốt số lượng và chất lượng đội ngũ GV.

Để quản lí tốt về số lượng đội ngũ GV thì hàng năm, ngay từ đầu năm học HT cần thống kê số lượng đội ngũ Gv của trường mình. Có kế hoạch phát triển số lượng GV để đảm bảo định biên giáo viên trên lớp theo đúng quy định. Để đạt được kết quả đó, nhà quản lí cần làm tốt công tác tham mưu với các cấp, lập đề án phát triển dựa vào điều kiện thực tế của đơn vị, đảm bảo tính khả thi để được cấp trên bố trí bổ sung

hay luân chuyển GV đảm bảo số lượng định biên GV cho nhà trường, đảm bảo công tác giáo dục trẻ được duy trì và phát triển (Bùi Trọng Tuân, Nguyễn Kỳ, 1984).

Để quản lí tốt về chất lượng đội ngũ GV thì HT cần quản lí tốt một số nội dung như: Quản lí tốt hồ sơ công chức, nắm được trình độ, năng lực của cá nhân mỗi GV, cập nhật kịp thời những thay đổi về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả đánh giá qua các kì kiểm tra, thanh tra, hội thi...theo dõi và nắm được quá trình phấn đấu, cống hiến của mỗi GV. Tiếp theo là có kế hoạch đào tạo, quản lí và chỉ đạo các nội dung bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ, tạo điều kiện để đội ngũ được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và nắm vững lí luận, các kỹ năng thực hành. Ngoài ra, nhà quản lí cần quan tâm tạo điều kiện về thời gian, kinh phí để động viên GV và quản lí thời gian làm việc, ý thức chấp hành nội quy, quy chế chuyên môn của đơn vị đặt ra đối với mỗi GV. Để thực hiện các hoạt động bồi dưỡng nêu trên, nhà quản lí phải có kế hoạch chỉ đạo, bố trí thời gian, nhân lực cân đối và hợp lí đê GV học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà không ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục trẻ hàng ngày. HT có kế hoạch chỉ đạo chuyên sâu và tập trung vào những vấn đề khó, vấn đề còn hạn chế của nhiều GV hoặc vấn đề mới theo chỉ đạo của ngành, giúp cho GV nắm vững lí luận và có kỹ năng thực hành chuyên đề tốt (Bùi Trọng Tuân, Nguyễn Kỳ (1984). Về hình thức, tổ chức cho GV tham quan học tập kinh nghiệm các trường tiên tiến điển hình trong quận hoặc các trường ngoài địa phương. Tổ chức trao đổi tọa đàm, nghe các ý kiến tư vấn của chuyên gia. HT cũng cần quan tâm tạo điều kiện về thời gian và kinh phí để động viên GV, luôn phát huy phong trào nâng cao tự học, tự bồi dưỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình. Quản lí thời gian làm việc, ý thức chấp hành nội quy, quy chế chuyên môn của đơn vị đặt ra đối với mỗi GV. Quản lí việc thực hiện chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ, kế hoạch giáo dục trẻ, hồ sơ quản lí trẻ đội ngũ GV các nhóm lớp.

Quản lí cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo chất lượng hoạt động giáo dục trẻ

Mục tiêu là đầu tư trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị, tài liệu đồ chơi, đồ dùng dạy học, tài liệu chuyên môn nhằm giúp GV nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình cũng như hiệu quả giáo dục. Đồng thời, tổ chức cách sử dụng thiết bị giáo dục

hiện đại vào tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Qua đó, xây dựng quy định về việc sử dụng, bảo quản trang thiết bị, dụng cụ trong các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Để làm tốt mặt công tác này HT phải nắm được các nhóm cơ sở vật chất, trang thiết bị bao gồm: phòng học, các phòng chức năng; thiết bị đồ dùng, đồ chơi và tài liệu, học liệu phục vụ hoạt động giáo dục trẻ trong từng nhóm lớp cũng như trong toàn trường, nắm vững những nội dung cơ bản của quản lí cơ sở vật chất và trang thiết bị tức là xây dựng và bổ sung thường xuyên để hình thành một hệ thống hoàn chỉnh cơ sở vật chất và trang thiết bị ở trường mầm non; duy trì bảo quản cơ sở vật chất và trang thiết bị của từng nhóm lớp và của toàn trường; sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và trang thiết bị (Phạm Thị Châu, 2008).

Bên cạnh đó, việc xây dựng mối quan hệ với cộng đồng địa phương và gia đình trẻ giúp tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo lấy trẻ làm trung tâm trong nhà trường. Phát huy được sự phối hợp này nhà quản lí sẽ tạo được sự đồng thuận và cộng đồng trách nhiệm của những bên liên quan trong việc xây dựng cơ sở vật chất, tuy nhiên nhà quản lí cần thực hiện một số việc như là tổ chức hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh (theo điều lệ trường mầm non), đồng thời chỉ đạo giáo viên chuyên tâm vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo nhằm tạo uy tín về chất lượng của nhà trường kết hợp với việc thường xuyên liên hệ phụ huynh trong công tác giáo dục tại nhóm lớp (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2008).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non quận tân bình, thành phố hồ chí minh​ (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)