Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên đối với hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non quận tân bình, thành phố hồ chí minh​ (Trang 65 - 67)

quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên đối với hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo giáo dục cho trẻ mẫu giáo

Qua bảng 2.7 dưới đây ta thấy, đa số CBQL và GV có nhận thức về các hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo theo hướng lấy trẻ làm trung tâm tuy chưa đầy đủ. Tuy nhiên, theo khảo sát thì CBQL nhận thức đầy đủ hơn so với GV. Theo đó có 78% CBQL và 67,5% GV cho rằng các hoạt động cần giúp trẻ mẫu giáo cảm thấy tự tin,

mạnh dạn và tạo động lực, sự thích thú tham gia hoạt động lựa chọn khá đồng đều

và cao với nội dung này.

Nếu như trước kia GV đóng vai trò trung tâm thì hiện nay cô chỉ là người đóng vai trò hướng dẫn trẻ trong các hoạt động giáo dục, giúp trẻ chủ động trong các hoạt động của mình. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục giúp trẻ Chú trọng khả năng hợp

tác và làm việc nhóm. Nội dung này được nhiều CBQL (86%) lựa chọn cao hơn nhiều

Bảng 2.7. Nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về các hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo

Nội dung Đối

tượng Tần số (Tỷ lệ)

Thể hiện nội dung cơ bản, cốt lõi, phù hợp từng độ tuổi, khả năng của trẻ mẫu giáo

CBQL 38 (76%)

GV 86 (55,8%)

Chú trọng tới phát triển tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo.

CBQL 40 (80%)

GV 79 (51,3%)

Trong hoạt động giáo dục giáo viên là chủ thể định hướng, thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, điều khiển.

CBQL 20 (40%)

GV 34 (22,1%)

Trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo là chủ thể dưới sự tổ chức sư phạm của giáo viên

CBQL 24 (48%)

GV 49 (55,8%)

Trẻ mẫu giáo hoạt động tích cực thông qua kỹ năng phân tích, phản biện, thảo luận, tương tác từ hai phía (giáo viên và trẻ mẫu giáo)

CBQL 36 (72%)

GV 85 (55,2%)

Các hoạt động cần giúp trẻ mẫu giáo cảm thấy tự tin, mạnh dạn và tạo động lực, sự thích thú tham gia hoạt động.

CBQL 39 (78%)

GV 104 (67,5%)

Trẻ mẫu giáo đóng vai trò tích cực trong quá trình tham gia hoạt động giáo dục.

CBQL 41 (82%)

GV 86 (55,8%)

Trẻ mẫu giáo được tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch học tập CBQL 20 (40%) GV 49 (31,8%) Chú trọng khả năng hợp tác và làm việc nhóm CBQL 43 (86%) GV 84 (54,5%)

Điểm mới của các hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo hiện nay là trong hoạt động giáo dục GV là chủ thể định hướng, thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, điều khiển nhưng nội dung này chỉ được 40% CBQL, nhưng chỉ có 22,1% GV khảo sát lựa chọn với tỉ lệ khá thấp. Như vậy có thể lí giải rằng các khách thể cho rằng định hướng là do chương trình giáo dục mầm non là do Bộ giáo dục quy định nên họ không thay đổi mà chỉ theo đó thực hiện. Chính vì do cách hiểu như vậy mà họ chỉ bám vào chương

trình mà chưa thực sự phát triển nó vì đó chỉ là chương trình khung còn việc nâng cao hay hạ thấp là do GV bám vào thực tế nhóm lớp mình để đưa ra mục tiêu phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non quận tân bình, thành phố hồ chí minh​ (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)