Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non quận tân bình, thành phố hồ chí minh​ (Trang 53)

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

Nhận thức của CBQL giáo dục và GV, nhân viên về vai trò, tầm quan trọng của công tác quản lí hoạt động giáo dục trẻ và tự bồi dưỡng trong quản lí chỉ đạo của mình.

Năng lực quản lí của CBQL các trường mầm non về thực hiện các chức năng như xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục là yếu tố quan trọng, tác động mạnh mẽ đến chất lượng, hiệu quả hoạt động trong nhà trường.

Sự am hiểu chuyên môn sâu, thường xuyên cập nhật thông tin mới về khoa học giáo dục mầm non, nắm vững các vấn đề mới trong giáo dục trẻ ở từng giai đoạn phát triển của xã hội, tham mưu các trường mầm non thực hiện và chỉ đạo sâu sát phối hợp

chặt chẽ giữa các bộ phận trong nhà trường. CBQL tạo mọi điều kiện thuận lợi để GV thực hiện tốt các hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo lấy trẻ làm trung tâm. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ CBQL, phẩm chất và năng lực chuyên môn của đội ngũ GV trực tiếp làm nhiệm vụ giáo dục trẻ giữ vai trò quyết định. Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên phải nắm vững và am hiểu về chuyên môn, thường xuyên cập nhật thông tin khoa học giáo dục, nắm vững các chủ trương, thực hiện theo mục tiêu của bậc học mầm non.

Công tác xã hội hóa giáo dục, sự chủ động tham mưu, phối hợp với lực lượng xã hội vào việc tham gia hỗ trợ vào các hoạt động giáo dục của nhà trường là một trong những hoạt động cần thiết đối với nhà trường. Việc huy động nguồn lực từ địa phương đến từng phụ huynh học sinh có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục trong nhà trường.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

Sự phát triển kinh tế xã hội tại địa phương có ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản lí hoạt động giáo dục trẻ mầm non. Nhận thức của mỗi gia đình, cộng đồng dân cư tại địa phương giữ vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục tại các trường mầm non.

Sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác tham mưu của các trường mầm non trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục tại trường và xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục trẻ…là những điều kiện thuận lợi để quản lí công tác giáo dục trẻ đạt hiệu quả (Phòng Giáo dục và Đào tạo, 2018).

Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác giáo dục trẻ mẫu giáo là một trong hai yếu tố quan trọng nhất góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đầy đủ, hiện đại phù hợp giúp giáo viên và trẻ thao tác được dễ dàng, đảm bảo an toàn, vệ sinh. Đồng thời, khi có đủ đồ dùng trang thiết bị cá nhân cho trẻ, trẻ có thể thực hiện các thao tác trong hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo hoạt động có hứng thú, phát huy được tính tích cực của bản thân qua đó trẻ học được cách sử dụng đồ dùng, trang thiết bị dẫn đến việc quản lí chỉ đạo công tác hoạt động giáo dục trẻ thuận lợi hơn (Phòng Giáo dục và Đào tạo, 2018).

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Quản lí hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo theo hướng lấy trẻ làm trung tâm là một nội dung quan trọng trong quản lí giáo dục mầm non. Là khâu quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Chính vì thế trong chương I, luận văn tập trung vào việc xây dựng khung lí thuyết nghiên cứu quản lí hoạt động giáo dục ở các trường mầm non.

Trong luận văn đã xác định được các khái niệm công cụ quản lí hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non. Khái niệm này được trình bày: là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, phù hợp quy luật khách quan của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí nhằm phát triển và nâng cao chất lượng các thành tố của quá trình giáo dục, làm cho hoạt động giáo dục trẻ mầm non tiến đến mục tiêu đã được đề ra của nhà trường.

Luận văn đã xác định được nội dung hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo theo hướng lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm non thông qua việc khái quát xu hướng đổi mới hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo lấy trẻ làm trung tâm; mục đích; nội dung; phương pháp và hình thức tổ chức; đánh giá hoạt động giáo dục và các điều kiện đảm bảo thực hiện hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo. Đồng thời, đề tài đã xác định được các chức năng quản lí các hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo theo hướng lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm non thông qua việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.

Ngoài ra, đề tài còn xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lí hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo theo hướng lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non như các yếu tố chủ quan về nhận thức vai trò, tầm quan trọng và tự bồi dưỡng của cán bộ, GV; Năng lực quản lí của cán bộ; Sự am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ; Công tác xã hội hóa giáo dục, sự chủ động tham mưu, phối hợp với lực lượng xã hội đều có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non. Với các yếu tố chủ quan như sự phát triển kinh tế xã hội tại địa phương; sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục trẻ

là một trong hai yếu tố quan trọng nhất góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đều có sức ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Từ kết quả nghiên cứu lí luận về quản lí hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo thì đây chính là cơ sở để tác giả tiếp tục nghiên cứu, đánh giá thực trạng vấn đề. Từ đó, đề xuất một số giải pháp quản lí hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non Quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON

QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Khái quát về tình hình giáo dục tại các trường mầm non quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1. Bối cảnh giáo dục tại quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh

Quận Tân Bình là một quận thuộc diện phát triển mạnh tại thành phố Hồ Chí Minh, với mức độ phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật tương đối cao so với mặt bằng chung của thành phố. Bậc học mầm non quận Tân Bình những năm gần đây đã có nhiều thành tích xuất sắc, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn chất lượng trong lĩnh vực chuyên môn. Từ những thành tích đó đã góp phần đưa giáo dục quận Tân Bình thực hiện thành công đổi mới toàn diện, phát triển giáo dục đến năm 2020.

Trong những năm qua, cùng với giáo dục bậc học mầm non thành phố, giáo dục Tân Bình đang thực hiện tiến trình đổi mới, cụ thể là đổi mới về chương trình giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 40 của Quốc hội khóa X về tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục, xây dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng chuyên môn vững, phát huy sức mạnh của xã hội hóa giáo dục đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Về trình độ đội ngũ CBQL, GV mầm non được đầu tư chuẩn hóa, giàu kinh nghiệm, yêu nghề, tâm huyết với trẻ nên chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, hoạt động giáo dục ngày càng đi vào nề nếp theo chỉ đạo quản lí của lãnh đạo Phòng giáo dục và Ủy ban Nhân nhân quận Tân Bình

2.1.2. Quy mô, cơ cấu mạng lưới trường lớp tại quận Tân Bình

Nhìn chung hệ thống mạng lưới trường lớp bậc học mầm non tại quận Tân Bình nằm rải đều tại các phường trong quận, tạo ra nhiều thuận lợi cho việc học tập của con em nhân dân trong quận (xem bảng 2.1)

Bảng 2.1. Quy mô trường lớp mầm non và số lượng trẻ năm học 2017-2018 Loại hình Số trường Tổng số nhóm lớp Tổng số trẻ Mẫu giáo Số trẻ mẫu giáo 5 tuổi Số trẻ Mẫu giáo học bán trú Công lập 26 383 17943 5426 17943 Dân lập tư thục, nhóm trẻ 50 320 3555 1450 3555 Nhóm trẻ gia đình 142 426 2844 215 2844 Toàn quận 218 1129 24342 7292 24342

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết Phòng GD&ĐT quận Tân Binh, năm 2018)

Trong năm học 2017-2018, có 01 trường mầm non công lập được thành lập mới (Mầm non Họa Mi) và có tăng thêm 02 trường Mầm non Tư thục (Mầm non Mây Trắng và Mầm non Vạn Hạnh) và 01 trường xuống lớp mẫu giáo (Mầm non Lan Thảo). Ngoài ra, quận Tân Bình còn mới cấp phép thành lập 13 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập (Nhà trẻ Thỏ Ngọc, Chồi Non, Xuân Nhi, Hoa Mai, Hương Quỳnh; lớp mẫu giáo Ngôi Nhà Của Bé, Ngôi Nhà Trẻ Thơ, Nhân Ái, Yến Chi, Thiên Thần, Lan Thảo, Viết Tuấn, Hạt Đậu Nhỏ). Do vậy, mạng lưới trường lớp tại quận cơ bản đáp ứng nhu cầu ra lớp trong độ tuổi tại địa phương, đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục mầm non.

Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ được đặt lên hàng đầu. Toàn quận có 145 CBQL, đạt chuẩn chiếm tỉ lệ 100%, có 1985 GV, đạt chuẩn chiếm tỉ lệ 100%, trên chuẩn chiếm tỉ lệ 67,2%. Tất cả CBQL đã qua khóa bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí, có kết quả xếp loại đều đạt ở mức xuất sắc, khá và tăng lên hằng năm. Điều này cho thấy đội ngũ CBQL và GV mầm non có ý thức phấn đấu, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất và năng lực theo yêu cầu quy định (Phòng giáo dục và Đào tạo, 2018). Bảng 2.2 cho thấy lực lượng CBQL và GV mầm non tại quận Tân Bình.

Bảng 2.2. Số liệu đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên mầm non tại quận Tân Bình năm học 2017-2018.

Loại hình

Cán bộ quản lí Giáo viên

Tổng số CBQL Đạt chuẩn Trên chuẩn Tổng số giáo viên Đạt chuẩn Trên chuẩn Công lập 73 73 73 573 573 526 Dân lập tư thục 72 72 64 992 992 495 Toàn quận 145 145 137 1985 1565 1021

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết Phòng GD&ĐT quận Tân Binh, năm 2018)

Từ bảng số liệu cho ta thấy: đội ngũ CBQL được bố trí đầy đủ theo qui định, trình độ đội ngũ được nâng lên, đa số cán bộ quản lí có trình độ đại học và một số cán bộ quản lí có trình độ thạc sĩ, đã qua các lớp lí luận chính trị, được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí nhà nước. Công tác đánh giá cán bộ cũng được thực hiện nghiêm túc, công tác bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại được thực hiện theo đúng qui trình (Phòng Giáo dục và Đào tạo, 2018).

2.1.3. Chất lượng giáo dục tại quận Tân Bình

Trong công tác giáo dục, bậc học mầm non quận Tân Bình đã triển khai và thực hiện đại trà Chương trình giáo dục mầm non theo Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 và có hiệu lực từ ngày 15/2/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo hướng xây dựng hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, đảm bảo về cơ cấu, số lượng và chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay. Đội ngũ GV mầm non đã nắm bắt khá tốt việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non nhằm hướng đến mục tiêu phát triển và giúp trẻ năng động, sáng tạo trong các hoạt động giáo dục. Riêng đối với GV dạy trẻ 5 tuổi, ngoài việc dựa vào Thông tư 28 của Bộ giáo dục, GV dạy trẻ 5 tuổi còn dựa vào Bộ công cụ để theo dõi sự phát triển của trẻ thông qua các chỉ số làm cơ sở xây dựng kế hoạch. Từ đó, giáo viên đưa ra nhận xét, đánh giá nhằm điều chỉnh kế hoạch trong thời gian tiếp sau sao cho phù hợp với nhu cầu và khả năng của trẻ.

Về cơ sở vật chất các trường đều có kế hoạch xây dựng, đầu tư trang bị cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị theo danh mục các lứa tuổi nhằm đáp ứng nhu cầu học và chơi của trẻ mầm non. Đồng thời, việc tuyên truyền, phối hợp với các lực lượng xã hội, cha mẹ để phối hợp trang bị cơ sở vật chất, đồ dùng dụng cụ cho hoạt động giáo dục trong nhà trường là hoạt động luôn được các trường mầm non quận Tân Bình quan tâm.

Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giáo dục tại các trường mầm non cũng được quan tâm vào việc soạn thảo bài giảng và tổ chức hoạt động giáo dục trên bảng tương tác. Ngoài ra 100% các trường đều phổ biến và thực hiện công tác nâng cấp, trang bị máy tính, nối mạng nội bộ và sử dụng phần mềm Mind. Manager giúp GV xây dựng kế hoạch giáo dục của nhóm lớp mình.

2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng 2.2.1. Mục tiêu khảo sát 2.2.1. Mục tiêu khảo sát

Đề tài khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục và thực trạng quản lí hoạt động giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non quận Tân Bình, để xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lí tốt hơn cho hoạt động này.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Đề tài tập trung khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo và thực trạng quản lí hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo theo hướng lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mẩm non quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh với những nội dung cụ thể như sau: mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, thực trạng các mặt quản lí hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.

2.2.3. Mẫu khảo sát - Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu và chỉ ra được thực trạng hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo và thực trạng quản lí hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo theo hướng lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài đã sử dụng 02 phương pháp nghiên cứu là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn sâu:

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Phiếu điều tra được chia làm 2 phần:

Phần 1: Thông tin về đối tượng khảo sát được chia làm 2 nhóm: nhóm thứ nhất gồm Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, HT, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn của 06 trường mầm non quận Tân Bình. Nhóm thứ hai là GV mầm non đang trực tiếp làm việc tại 06 trường mầm non quận Tân Bình. Để đạt được mục đích khảo sát, tác giả đề tài xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến dành cho 50 cán bộ lãnh đạo (gồm 04 Cán bộ lãnh đạo Phòng giáo dục, 46 HT, Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng + tổ phó chuyên môn) và 154 GV của 06 trường mầm non quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Tổng số khách thể điều tra cho nội dung này là 204 người.

Phần 2: Câu hỏi liên quan các nội dung khảo sát

Để tìm hiểu về công tác quản lí hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo theo định hướng lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non quận Tân Bình. Nội dung khảo sát trong bảng hỏi được xây dựng thành 07 câu, trong đó gồm:

Tìm hiểu về việc tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo theo định hướng lấy trẻ làm trung tâm của lãnh đạo Phòng Giáo dục, CBQL, tổ trưởng chuyên môn, GV mầm non và việc thực hiện các nội dung hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non quận tân bình, thành phố hồ chí minh​ (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)