Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non quận tân bình, thành phố hồ chí minh​ (Trang 90)

cao thứ hai các vấn đề được nêu ra của thang. Như vậy, các trường mầm non trong quận Tân Bình đã nhận ra được đây là cơ sở quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục và yếu tố này phụ thuộc vào hoạt động của các tổ chuyên môn. Song trên thực tế, với nhiều lí do khách quan và chủ quan, công tác này chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, vai trò hoạt động của tổ chuyên môn ở một số nhà trường chưa thực sự phát huy hết tiềm năng và thế mạnh vốn có.

Và khi phỏng vấn cô GV 2 – Giáo viên trường Mầm non E cho rằng “Sinh hoạt tổ chuyên môn là nơi chia sẻ cùng đồng nghiệp về chuyên môn, là môi trường tốt nhất cho những giáo viên còn hạn chế về năng lực và chưa có kinh nghiệm trong giáo dục, nhất là giáo viên tập sự có dịp để trao đổi, học tập kinh nghiệm, nâng cao trình độ tay nghề. Tuy nhiên, hiện nay ở trường mầm non, hoạt động của một số tổ chuyên môn, chưa giành thời gian tương xứng cho công tác trực tiếp bồi dưỡng đội ngũ nên phần nào chưa phát huy được hiệu quả của tổ chuyên môn”. Như vậy, để

khâu chỉ đạo thực hiện được tốt cần tập trung chỉ đạo các nội dung, biện pháp, giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và coi đây là hoạt động mang tính chất thường xuyên. Ngoài ra, nhà quản lí cần kích thích, khuyến khích, tạo động cơ tích cực cho các thành viên trong nhà trường để nâng cao hiệu quả giáo dục.

2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục dục

Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục trong nhà trường là một việc làm hết sức quan trọng. Qua kiểm tra sẽ phát hiện ra những mặt mạnh, mặt yếu để ngăn chặn, uốn nắn những sai sót, lệch lạc của tập thể, cá nhân khi tiến hành thực hiện kế hoạch. Quá trình kiểm tra, đánh giá góp phần hình thành ý thức và năng lực tự kiểm tra công việc của mỗi thành viên trong nhà trường được thể hiện cụ thể qua bảng khảo sát sau:

Bảng 2.16. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo

Vấn đề Đối tượng Mức độ Điểm trung bình Rất tốt Tốt Tạm được Không tốt Rất không tốt

Kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục dành cho trẻ mẫu giáo theo hướng lấy trẻ làm trung tâm

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá hiệu quả theo từng quý, từng học kì, theo năm học CBQL 23 (46) 26 (52) 1 (2) 0 0 4,27 GV 48 (31,2) 100 (64,9) 6 (3,9) 0 0 4,27 Xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo lấy trẻ làm trung tâm CBQL 20 (40) 27 (54) 3 (6) 0 0 4,25 GV 50 (32,5) 95 (61,7) 7 (4,5) 2 (1,3) 0 4,25 Phân cấp trong kiểm tra, đánh giá trong việc thực hiện hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo lấy trẻ làm trung tâm. CBQL 19 (38) 29 (58) 2 (4) 0 0 4,27 GV 51 (33,1) 94 (61,1) 8 (5,2) 1 (0,6) 0 4,27

Kiểm tra việc lập,

lưu trữ hồ sơ các CBQL 20 (40) 29 (58) 1 (2) 0 0 4,25

Vấn đề Đối tượng Mức độ Điểm trung bình Rất tốt Tốt Tạm được Không tốt Rất không tốt hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo lấy trẻ làm trung tâm GV 48 (31,2) 97 (63,0) 9 (5,8) 0 0 4,25

Kiểm tra, bảo quản, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị CBQL 18 (36) 28 (56) 4 (8) 0 0 4,22 GV 45 (29,3) 99 (64,3) 9 (5,8) 1 (0,6) 0 4,22 Sau kiểm tra có

trao đổi, góp ý, rút kinh nhiệm và điều chỉnh hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo lấy trẻ làm trung tâm. CBQL 22 (44) 28 (56) 0 0 0 4,27 GV 47 (30,5) 102 (66,3) 5 (3,2) 0 0 4,27 Trung bình chung CBQL 4,37 GV 4,25

Kết quả khảo sát bảng 2.16 cho thấy: Điểm trung bình chung của CBQL = 4,37 và GV = 4,25 điều này chứng tỏ đa số khách thể được nghiên cứu đều đánh giá mức độ thực hiện nội dung kiểm tra đánh giá “Rất tốt”.

Qua khảo sát, mức độ thực hiện cao nhất với điểm trung bình = 4,27 được khách thể đánh giá tập trung ở ba nội dung như: việc xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá, việc phân cấp cũng như việc trao đổi và việc góp ý rút kinh nghiệm để có hướng điều chỉnh hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo theo hướng lấy trẻ làm trung

hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo lấy trẻ làm trung tâm và nội dung kiểm tra việc lập, lưu trữ hồ sơ các hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo lấy trẻ làm trung tâm có

điểm trung bình = 4,25. Còn với nội dung được đánh giá có điểm trung bình = 4,22 là mức độ thực hiện thấp nhất là việc kiểm tra, bảo quản trang thiết bị, cơ sở vật chất

tại nhà trường và nội dung này cũng có số lượng CBQL 4 (8%) và GV 9 (5,8%) đánh

giá mức độ “Tạm được”. Như vậy với nội dung này được đánh giá ở mức độ Tốt là đánh giá khá cao so với thực tế ghi nhận được của nhà nghiên cứu là khi quan sát, tìm hiểu hồ sơ thực tế còn sơ sài chưa được chú trọng. Nguồn lực đầu tư mua sắm thiết bị thiếu, dẫn đến nhiều thiết bị hư hỏng chưa được thay thế, bổ sung hoặc vẫn còn chưa khai thác tối đa thiết bị giáo dục. Ngoài ra, việc bảo quản và sử dụng còn chưa đúng quy định, hiệu quả sử dụng chưa cao, chưa thực sự góp phần phục vụ nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Điều này nhà nghiên cứu quan sát và khá giống với nhận định của lãnh đạo khi được phỏng vấn CBQL 5 – Phòng GD&ĐT A: “Một

số đơn vị trường còn trang bị tràn lan khiến công tác bảo quản thiết bị gặp khó khăn về phòng ốc, diện tích. Các đơn vị trường có quan tâm xây dựng kế hoạch trang bị nhưng thiếu hoặc chưa quan tâm nhiều đến việc bảo quản, kiểm tra sử dụng, hoặc chưa tập huấn, sử dụng hết công năng của trang thiết bị. Ngoài ra, hầu hết các trường còn chưa có kế hoạch phân công cụ thể trách nhiệm, bố trí cán bộ, giáo viên theo dõi kiểm tra, bảo quản trang thiết bị, cơ sở vật chất tại nhà trường”.

Khi phỏng vấn bà CBQL 6 – Phó hiệu trưởng trường mầm non D cho rằng

“Đánh giá việc thực hiện chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ gồm 4 vấn đề: về sự phát triển của trẻ, về hoạt động giáo dục của giáo viên, về hoạt động quản lí của lớp, trường và về cơ sở vật chất. Trong 4 vấn đề trên, việc đánh giá sự phát triển của trẻ là vấn đề cơ bản nhất để xác định việc thực hiện chương trình về hoạt động giáo dục của một trường, của một lớp là tốt hay chưa tốt. Ba vấn đề còn lại nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục trẻ, từ đó giúp nhà trường và giáo viên tìm ra các biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng của hoạt động giáo dục trẻ”.

Tại trường mầm non, kiểm tra đánh giá là công tác quan trọng và cần thiết của quản lí do đó đã được các trường mầm non quận Tân Bình thực hiện rất tốt. Bên cạnh đó, công tác này chính là quá trình theo dõi giám sát, đo lường cũng như đánh giá diễn

biến và kết quả thực hiện hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo nhằm hình thành những nhận định, phán đoán kết quả thực hiện nhằm đề xuất những quyết định thích hợp nhằm cải thiện thực trạng, điều chỉnh và nâng cao hiệu quả thực hiện.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương 2 này, luận văn trình bày thực trạng quản lí hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo theo hướng lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh qua 3 nội dung chính. Thứ nhất là, khái quát về tình hình giáo dục tại các trường mầm non quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Thứ hai là, thực trạng hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo theo hướng lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Cuối cùng là, thực trạng quản lí hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo theo hướng lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.

Với kết quả nghiên cứu thấy được thực trạng quản lí hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo được khách thể nghiên cứu đánh giá đã được thực hiện ở mức độ “Rất tốt”. Trong đó, nội dung được đánh giá thực hiện rất tốt cao hơn so với nội dung quản lí khác đó là chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục dành cho trẻ mẫu giáo

theo hướng lấy trẻ làm trung tâm đối với cán bộ quản lí và giáo viên thì đánh giá cao

ở nội dung quản lí lập kế hoạch hoạt động giáo dục dành cho trẻ mẫu giáo theo hướng

lấy trẻ làm trung tâm với điểm trung bình chung cao nhất và đạt mức độ thực hiện

“Rất tốt”. Tuy vậy, nội dung quản lí Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục

dành cho trẻ mẫu giáo theo hướng lấy trẻ làm trung tâm mặc dù cũng được đa số

khách thể nghiên cứu đánh giá đã thực hiện “Rất tốt”, tuy nhiên nội dung này có điểm trung bình chung thấp nhất trong các nội dung quản lí, đây là điểm cần chú ý đối với chủ thể quản lí tại các trường mầm non quận Tân Bình.

Luận văn cũng cho thấy được kết quả đạt được cũng chỉ đáp ứng phần nào mong mỏi từ xã hội, từ cha mẹ trẻ. Những hạn chế trong công tác quản lí hoạt động giáo dục dành cho trẻ mẫu giáo theo hướng lấy trẻ làm trung tâm của giáo viên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Kết quả nghiên cứu thực tiễn này là cơ sở giúp tác giả luận văn nghiên cứu đề xuất một số biện pháp cụ thể, chi tiết để quản lí hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo theo hướng lấy trẻ làm trung tâm một cách hợp lí sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lí, đáp ứng yêu cầu hiện nay và nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường mầm non quận Tân Bình.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON

QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp

Để đề ra các biện pháp khắc phục những hạn chế, nâng cao hiệu quả công tác quàn lí thực hiện hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, tác giả đã dựa trên các cơ sở như sau:

3.1.1. Cơ sở pháp lí

Quyết định 1677/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2018 – 2025” đã đưa ra quan điểm chỉ đạo: “Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố căn bản về nhân cách cho trẻ em trước khi vào lớp một. Việc chăm lo phát triển giáo dục mầm non, bảo đảm mọi trẻ em được tiếp cận giáo dục mầm non có chất lượng, công bằng và bình đẳng là trách nhiệm của các cấp, các ngành, mỗi gia đình và toàn xã hội. Nhà nước có trách nhiệm quản lí, đầu tư phát triển giáo dục mầm non; ban hành cơ chế, chính sách đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi tổ chức, cá nhân tham gia phát triển giáo dục mầm non, ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục mầm non. Mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục mầm non đổi mới theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của trẻ em, bảo đảm liên thông, gắn kết với giáo dục phổ thông. Tăng cường phối hợp, gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; coi trọng và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho các bậc cha mẹ và cộng đồng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non” (Thủ tướng chính phủ, 2018). Tại quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh, giáo dục mầm non phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng, tạo bước chuyển biến vững chắc và toàn diện. Bậc học mầm non vẫn đang tiếp tục tăng cường đầu tư đồng thời đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục mầm non, mở rộng hệ thống nhà trẻ, trường lớp mẫu giáo trên địa bàn

các khu dân cư, đảm bảo điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị phục vụ giáo dục theo hướng mới, hiện đại hóa.

3.1.2. Cơ sở lí luận

Giáo dục mầm non đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách trẻ. Việc chăm lo phát triển bậc học mầm non là trách nhiệm chung của các cấp, ban ngành, đoàn thể, mỗi gia đình và của toàn xã hội. Trong chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra mục tiêu cụ thể cho giáo dục mầm non đó là “Hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, đến năm 2020 có ít nhất 30% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 80% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 10%” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2012). Chính vì vậy, trách nhiệm của mỗi đơn vị mầm non phải đề ra những biện pháp giúp cải tiến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ là nhiệm vụ trọng tâm lâu dài.

3.1.3. Cơ sở thực tiễn

Qua kết quả phân tích thực trạng công tác quản lí hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo theo hướng lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Ở chương 2 đã chỉ ra những nội dung thực hiện tốt và những hạn chế, đây chính là cơ sở để tác giả đề xuất các biện pháp nhằm cải tiến chất lượng của quản lí hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.

3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Từ quản lí hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo lấy trẻ làm trung tâm, trong giới hạn cho phép, luận văn chỉ đi sâu vào một số vấn đề cụ thể hoàn thiện thêm các giải pháp quản lí hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tạo sự phối hợp đồng bộ giữa Phòng Giáo dục và các trường mầm non trong quận nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục trong các trường mầm non hiện nay. Những giải pháp được đề xuất đảo bảo các nguyên tắc sau:

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Nhằm giữ gìn và phát huy những thành tựu, ưu điểm của quản lí hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Các giải pháp được căn cứ dựa trên thực trạng của các

trường mầm non, kế thừa các biện pháp đã thực hiện nhưng có sự cải tiến cho phù hợp tình hình thực tế. Ngoài ra, các biện pháp cũng được chọn lọc từ những kinh nghiệm, các công trình nghiên cứu khác để đảm bảo tính khoa học và thực tiễn nghiên cứu.

3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta phải thấy được những vấn đề thực tại của quản lí hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, từ đó đề xuất những biện pháp quản lí hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm một cách hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng lượng giáo dục. Do đó nó đòi hỏi các biện pháp phải phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, các nguồn lực trên cơ sỏ tuân thủ các quy định của Bộ.

3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp phù hợp với đặc điểm về đội ngũ giáo viên, với tình hình thực tế của từng trường mầm non và giải quyết thành công các tình huống xảy ra trong quá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non quận tân bình, thành phố hồ chí minh​ (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)