Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non quận tân bình, thành phố hồ chí minh​ (Trang 45 - 49)

Kế hoạch là một chức năng quan trọng của công tác quản lí trường mầm non. Chất lượng của kế hoạch và hiệu quả thực hiện kế hoạch quyết định chất lượng hiệu quả của quá trình giáo dục trẻ. Trên cơ sở phương hướng nhiệm vụ năm học của ngành, tình hình cụ thể của trường HT hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn và kế hoạch của nhóm lớp, giúp họ biết xác định mục tiêu, nhiệm vụ

đúng đắn, đề ra các biện pháp rõ ràng, hợp lí và các điều kiện để đạt được mục tiêu đề ra (Trần Kiểm, 2016).

Mục tiêu lập kế hoạch. hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời (Lương Ngọc Minh, 2017).

Nội dung lập kế hoạch để đạt được mục tiêu hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non, phải xây dựng nội dung giáo dục dựa vào chương trình bao gồm những nội dung cơ bản, cốt lõi và có tính linh hoạt, mềm dẻo làm cơ sở cho việc lựa chọn nội dung giáo dục cụ thể với kinh nghiệm sống, khả năng của trẻ và thực tế của từng địa phương; kết hợp hài hoà giữa chăm sóc và giáo dục, giữa các lĩnh vực phát triển để phát triển trẻ toàn diện. Chương trình này giáo dục cho trẻ những kĩ năng phù hợp với đặc điểm phát triển và khả năng của trẻ tạo ra các cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực phù hợp với nhu cầu, hứng thú và sự phát triển của trẻ (Lương Ngọc Minh, 2017).

Cách thực hiện lập kế hoạch: Trong một tập thể, mọi người liên kết với nhau cùng hoạt động để thực hiện nhiệm vụ của tập thể mình và của bản thân mình. Nhiệm vụ cốt yếu của người quản lí là làm thế nào để mọi người biết nhiệm vụ, biết phương pháp hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu của tổ chức, đó là chức năng của nhà quản lí. Xây dựng kế hoạch trong giáo dục là thiết kế các bước đi cho hoạt động tương lai để đạt được mục tiêu đã xác định thông qua việc sử dụng tối ưu những nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực và nguồn lực thông tin) đã có và sẽ khai thác. Mặt khác, nó còn giúp cho người CBQL có điều kiện để kiểm tra tính đúng đắn của kế hoạch. Mặt khác, kế hoạch tạo điều kiện lôi kéo mọi người trong tổ chức tham gia vào xây dựng triển khai những quyết định quan trọng, tạo nền tảng cho việc ra quyết định. Lợi ích cuối cùng đó là kế hoạch xây dựng được chiến lược nâng cao kết quả

hoạt động của tổ chức, cung cấp cho tổ chức một khung chung để đánh giá kết quả hoạt động của nó (Trần Kiểm, 2008).

Các biện pháp xây dựng kế hoạch

CBQL nắm vững quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và định hướng các hoạt động giáo dục theo hướng mới. Xây dựng kế hoạch giáo dục cho trẻ mẫu giáo

lấy trẻ làm trung tâm đòi hỏi cán bộ quản lí nắm vững quan điểm giáo dục và định hướng các hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo theo hướng mới này. Ngoài ra, việc CBQL cần có kế hoạch hướng dẫn chỉ đạo, hỗ trợ chuyên môn giúp GV thực hiện kế hoạch giáo dục theo thời điểm trong năm học. Bên cạnh đó, trong kế hoạch CBQL cần nêu rõ những mặt thuận lợi và khó khăn và dự kiến các biện pháp khắc phục trong thời gian tới (Nguyễn Thị Lan Anh, 2015).

Có kế hoạch triển khai hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo ở địa bàn/ trường (mục tiêu, đối tượng, biện pháp thực hiện, nguồn lực, cơ sở vật chất. Tổ chức những

buổi thảo luận về từng kế hoạch hoạt động giáo dục, thống nhất nội dung và hình thức cải tiến nội dung, phương pháp, trao đổi kinh nghiệm lập kế hoạch hoạt động giáo dục với những nội dung khó triển khai.

Có kế hoạch hướng dẫn chỉ đạo, hỗ trợ chuyên môn giúp giáo viên thực hiện kế hoạch giáo dục theo thời điểm trong năm học. Đầu năm học HT cần có chỉ đạo về

thời gian thực hiện chương trình, dự kiến nội dung, hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo các lĩnh vực phát triển, các chủ đề thực hiện trong năm theo từng độ tuổi... Tổ chuyên môn sẽ xây dựng kế hoạch giáo dục cho trẻ mẫu giáo theo khối lớp, từ đó mỗi nhóm lớp phải xây dựng kế hoạch giáo dục cho trẻ của lớp mình dựa vào kế hoạch chung, Ban giám hiệu và tổ chuyên môn sẽ duyệt bản kế hoạch đó.

Trao đổi, xây dựng, góp ý và duyệt kế hoạch của tổ khối, nhóm lớp. Hướng dẫn

GV lập kế hoạch từng hoạt động, dựa trên những yêu cầu, quy định chung đảm bảo sự thống nhất về nội dung hình thức hoạt động với tính chất chỉ dẫn, không phải là khuôn mẫu. Hướng dẫn GV nghiên cứu Chương trình giáo dục mầm non, tài liệu tham khảo, sách thiết kế các hoạt động giáo dục theo lứa tuổi. Cũng như nghiên cứu các mức độ phát triển của trẻ em trong nhóm, lớp để xác định mục đích, nội dung, lựa chọn hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục cho phù hợp. HT, phó hiệu trưởng

và các tổ trưởng chuyên môn thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc chuẩn bị hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo của GV bằng cách kiểm tra kế hoạch hoạt động, kiểm tra hồ sơ và kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo lấy trẻ làm trung tâm (Nguyễn Thị Lan Anh, 2015).

Xác định lộ trình tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Việc xây dựng nội dung, chương trình thực hiện, xác định lộ trình tổ chức

thực hiện kế hoạch và các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo lấy trẻ làm trung tâm. Việc xây dựng kế hoạch giáo dục đòi hỏi nhà quản lí phải trải qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên, nhà quản lí cần nhận thức đầy đủ về yêu cầu của cấp trên thông qua chỉ thị, nghị quyết. Tiếp theo, nhà quản lí phải phân tích trạng thái xuất phát của đối tượng quản lí. Kế đến, nhà quản lí xác định nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch, là điều kiện làm cho kế hoạch nhà trường được khả thi. Cuối cùng, nhà quản lí phải xây dựng sơ đồ khung cho việc lập kế hoạch (Nguyễn Thị Lan Anh, 2015).

Tại Điều lệ trường Mầm non của Bộ giáo dục và Đào tạo đã xác định chủ thể quản lí trường mầm non bao gồm HT, Phó Hiệu trưởng và Tổ trưởng chuyên môn với phân cấp nhiệm vụ như sau:

HT: lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học. Thành lập các tổ chuyên môn, phân công quản lí, điều hành các hoạt động chăm sóc giáo dục trong nhà trường theo nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

Phó Hiệu trưởng: Chịu trách nhiệm điều hành công việc do hiệu trưởng phân công. Điều hành hoạt động chuyên môn của nhà trường khi được hiệu trưởng ủy quyền. Tham dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí.

Tổ chuyên môn: Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác. Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lí sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường (Lương Ngọc Minh, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non quận tân bình, thành phố hồ chí minh​ (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)