Chỉ đạo lập kế hoạch hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo tại trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non quận tân bình, thành phố hồ chí minh​ (Trang 100 - 102)

mầm non.

Mục đích

Hoạt động quản lí luôn gắn liền với kế hoạch, xây dựng và tổ chức quản lí theo kế hoạch. Do đó, kế hoạch của nhà quản lí cần khoa học, chặt chẽ và cụ thể chi tiết nhằm giúp cho HT có cái nhìn tổng quát, thấy được sự phối hợp giữa các bộ phận với nhau nhằm phát huy vai trò lãnh đạo của HT. Đảm bảo cho chương trình giáo dục luôn được cập nhật, cải tiến, nâng cấp và hoàn thiện, góp phần quan trọng, trực tiếp nâng cao chất lượng đào tạo, uy tín, thương hiệu của nhà trường.

Nội dung

Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo lấy trẻ làm trung tâm cho từng đối tượng cụ thể: kế hoạch quản lí việc giáo dục trẻ lồng ghép vào chương trình công tác, hoạt động của nhà trường hàng năm; kế hoạch quản lí các hoạt động ngoại khoá, kế hoạch quản lí việc phối kết hợp hoạt động giáo dục trẻ giữa các lực lượng có liên quan; kế hoạch quản lí hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, rèn luyện chuyên môn; kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo.

HT xây dựng từng loại kế hoạch quản lí cần thể hiện đầy đủ các nội dung: nội dung hoạt động; lực lượng tổ chức thực hiện; thời gian, địa điểm tổ chức các hoạt động; người phụ trách từng hoạt động; các mốc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động; bảo đảm cơ sở vật chất, công cụ, phương tiện...

Kế hoạch phải đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo lấy trẻ làm trung tâm với mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường; phối hợp chặt chẽ với kế hoạch giáo dục; chọn lựa nội dung, hình thức hoạt động đa dạng, thiết thực, phù hợp hoạt động tâm sinh lí của trẻ để có hiệu quả giáo dục cao. Cụ thể, hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chung cho cả năm học và hướng dẫn giáo viên biết lập kế hoạch, tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch đối với từng tổ chuyên môn và các nhóm lớp để kịp thời điều chỉnh để đi dúng trọng tâm giáo dục.

Cách thực hiện

Để xây dựng kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo một cách hiệu quả, phù hợp với thực tiễn đòi hỏi nhà trường mầm non phải tập trung nghiên cứu, nắm vững chủ trương chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo về hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Sau đó, phân tích và đánh giá đúng thực trạng hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo lấy trẻ làm trung tâm trẻ của nhà trường, khả năng về đội ngũ GV, nhân viên, cơ sở vật chất bảo đảm cũng như các yếu tố có liên quan khác làm cơ sở để xác định nội dung, cách thức quản lí các hoạt động giáo dục trẻ cho phù hợp. Sau khi xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, HT trình cấp trên phê duyệt và triển khai tới toàn thể cán bộ, giáo viên trong nhà trường vào đầu năm học. Kế hoạch của các bộ phận trong nhà trường do HT phê duyệt. Phối hợp với phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn để thống nhất nội dung và triển khai, phân công trách nhiệm cho từng tổ chức, thống nhất về thời gian, địa điểm, lực lượng thực hiện, cán bộ phụ trách và chịu trách nhiệm sau khi hoàn thiện kế hoạch theo yêu cầu và tổ chức triển khai thực hiện.

Sau khi được phê duyệt, hiệu trưởng xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn lập các kế hoạch cho nhà trường về quản lí hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo và có thể chỉ đạo phó hiệu trưởng hướng dẫn trực tiếp việc lập kế hoạch cho nhà trường và giáo viên. Đồng thời, phó hiệu trưởng phối hợp tổ trưởng chuyên môn sẽ duyệt các kế

hoạch giáo dục của GV và yêu cầu khi xây dựng kế hoạch phải làm rõ trách nhiệm, nội dung hoạt động cần nắm vững. Góp ý, chỉnh sửa và duyệt kế hoạch giáo dục của giáo viên để từ đó GV tổ chức thực hiện kế hoạch giúp trẻ tiếp thu kiến thức đạt chất lượng tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non quận tân bình, thành phố hồ chí minh​ (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)