Nội dung tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo bao gồm:
Phổ biến kế hoạch và tổ chức thực hiện rộng rãi trong toàn nhà trường. Nội
dung mà CBQL việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo lấy trẻ làm trung tâm cần được phổ biến kế hoạch và chỉ đạo thực hiện rộng rãi trong toàn nhà trường. Cung cấp nguồn tài liệu để GV nâng cao nghiệp vụ chuyên môn theo quan điểm mới, bồi dưỡng tập huấn, dự thao giảng, rút kinh nghiệm.
Cử CBQL và GV tham dự học tập, tập huấn về nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo để nắm vững quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Để thực hiện tốt nội dung này thì việc cử CBQL và GV tham dự học tập,
tập huấn về nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo để nắm vững quan điểm này là yếu tố quan trọng hàng đầu. Sau đó là việc tổ chức, hướng dẫn Gv học tập dự giờ thao giảng cũng như rút kinh nghiệm sau khi áp dụng quan điểm giáo dục này.
Lập danh sách các công việc, phân công nhiệm vụ cho các thành viên hay đơn vị trong địa bàn/ trường cần phải hoàn thành để đạt được mục tiêu của tổ chức Việc
phân chia toàn bộ công việc thành nhiệm vụ cụ thể để các thành viên hay bộ phận trong tổ chức nhà trường thực hiện một cách thuận lợi và hợp logic (phân công lao động).
Thiết lập cơ chế điều phối, tạo thành sự liên kết hoạt động giữa các bộ phận, phát huy vai trò tự chủ của tổ chuyên môn và giáo viên. Việc kết hợp các nhiệm vụ
một cách logic và hiệu quả (phân chia bộ phận tổ khối) là không thể thiếu. Bên cạnh đó, để thực hiện tốt thì cần thiết lập cơ chế điều phối, tạo thành sự liên kết hoạt động giữa các bộ phận, tạo điều kiện đạt được mục tiêu dễ dàng.
Theo dõi, đánh giá tính hiệu nghiệm của cơ cấu tổ chức và tiến hành điều chỉnh nếu cần. Để giúp GV xây dựng và sử dụng bộ hồ sơ chuyên môn có chất lượng, HT
quy định nội dung và cách xây dựng các loại hồ sơ, thường xuyên kiểm tra hồ sơ chuyên môn của GV để đánh giá việc thực hiện nội quy, quy chế chuyên môn của GV trong trường, đồng thời đánh giá năng lực sư phạm của GV và chất lượng giáo
dục của trẻ, làm căn cứ theo dõi trong quá trình quản lí. Cuối cùng là theo dõi, đánh giá tính hiệu nghiệm của cơ cấu tổ chức và tiến hành điều chỉnh nếu cần.
Cung cấp nguồn tài liệu cho GV như các tài liệu khoa học, đồng thời phát huy
vai trò của tổ khối chuyên môn trong việc thực hiện quan điểm.
Trang bị, bổ sung, chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết. Trang thiết bị là công cụ đắc lực cho việc giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung
tâm, tạo ra mối quan hệ hợp tác giữa cô và trẻ giúp cho việc tổ chức và điều khiển hoạt động giáo dục một cách khoa học. Nếu nhà trường có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại thì chất lượng giáo dục sẽ được nâng lên đáng kể (Nguyễn Thị Lan Anh, 2015).