Các biện pháp có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, hỗ trợ nhau trong quá trình giáo dục trẻ. Thực hiện biện pháp này là điều kiện cho việc thực hiện tốt biện pháp kia. Mỗi biện pháp đều có ý nghĩa, vai trò, nhiệm vụ, vị trí riêng trong hệ thống các giải pháp, khi thực hiện biện pháp này tốt là tiền đề cho biện pháp kia, chúng bổ sung tương tác với nhau trong hệ thống các giải pháp quản lí giáo dục trong nhà
trường. Việc thực hiện tốt, đồng bộ các biện pháp sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp giúp HT trường mầm non hoàn thành chức trách nhiệm vụ quản lí đã đặt ra.
Trong sáu biện pháp được đề xuất, chúng tôi quan tâm biện pháp 1, 4 và 6 đó là Nâng cao nhận thức, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lí, giáo viên về hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo; Đổi mới chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo; Tăng cường đổi mới công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo
Việc nâng cao nhận thức, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lí, giáo viên về hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo sẽ là tiền đề và là điều kiện cần
cho việc thực hiện tốt các biện pháp còn lại. Bởi vì, khi nhận thức đúng sẽ đi đến hành động đúng, giáo viên sẽ thấy được tầm quan trọng của vấn đề và khi được bồi dưỡng nắm vững nghiệp vụ chuyên môn sẽ giúp giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ và hoàn thành tốt mục tiêu đề ra. Biện pháp tăng cường việc GV đổi mới tổ chức hoạt
động giáo dục cho trẻ mẫu giáo được xem là biện pháp chủ đạo của nhà quản lí vì
giúp thực thi các vấn đề trong kế hoạch đã định. Còn với biện pháp tăng cường đổi
mới công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo là biện pháp
mang tính quyết định, bởi vì để cảnh báo thực trạng về chất lượng hoạt động giáo dục, nó có thể ảnh hưởng đến các hoạt động trong nhà trường. Ngoài ra, biện pháp này còn phản ánh mức độ hợp lí của các biện pháp quản lí, giúp nhà quản lí có những điều chỉnh phù hợp hơn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Trong thực tế công tác quản lí, việc triển khai các biện pháp một cách đồng bộ sẽ mang lại những hiệu quả tích cực. Tuy vậy, tùy vào điều kiện của từng trường, từng giai đoạn phát triển trường, ý thức của tập thể và từng cá nhân mà nhà quản lí có thể vận dụng các biện pháp vào quá trình quản lí hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo cho phù hợp, phải biết lựa chọn một hoặc vài biện pháp chủ đạo để ưu tiên thực hiện, đồng thời nhà quản lí phải linh hoạt, nhạy bén, sáng tạo phối hợp nhịp nhàng các biện pháp thì mới mang lại hiệu quả cao.