Dịch vụ huy động vốn

Một phần của tài liệu 1013 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NH việt nam thịnh vượng VPBANK chi nhánh kim liên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 50 - 56)

Đặc trung inh doanh tín dụng của ngân hàng là inh doanh chủ yếu dựa vào tiền của khách hàng, nguồn tiền mà ngân hàng huy động đuợc. Trong sự vận hành của nền kinh tế thị truờng, ngân hàng đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc điều hoà, cung cấp vốn cho nền kinh tế. Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng vốn của ngân hàng quyết định việc mở rộng hay thu hẹp khối luợng tín dụng. Bên cạnh đó, vốn còn là chìa hoá, là yếu tố hàng đầu của mọi quá trình phát triển.

Nhận thức đuợc tầm quan trọng nói trên của nguồn vốn, VPBan Kim Liên luôn coi trọng công tác huy động vốn nhằm đảm bảo quy mô nguồn vốn luôn tăng truởng theo kế hoạch đã định cũng nhu đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra một cách hiệu quả nhất. VPBank Kim Liên với lợi thế về vị trí địa lý nằm trên con đuờng đắt đỏ, tập trung nhiều khu dân cu, văn phòng đã không ngừng nỗ lực cải thiện chất luợng dịch vụ, đem lại cảm giác thoải mái, gần gũi trong mỗi giao dịch với hách hàng, số luợng hách hàng gửi tiền tiết kiệm tại chi nhánh ngày càng gia tăng. Đối tuợng hách hàng mà VPBan Kim Liên nhắm tới vẫn là nhóm hách hàng chủ lực và tiềm năng của VPBan , đó là nhóm hách hàng bán lẻ mà chủ yếu là phân húc hách hàng cá nhân.

Bảng 2.3 Phân loại nguồn vốn huy động tại VPBank Kim Liên giai đoạn 2013-2016

Theo kỳ hạn

Tiền gửi không kỳ hạn 196.967 201.697 280.564 285.377

Tiền gửi có kỳ hạn 295.616 338.232 571.786 608.967

Theo loại tiền gửi

Tiền gửi bằng VND 348.697 390.766 647.787 686.208

qua các năm. Năm 2013 đến đầu năm 2015, tốc độ tăng trưởng huy động không có nhiều biến động do vẫn nằm trong giai đoạn NHNN chỉ đạo ổn định mặt bằng lãi suất sau thời kỳ lạm phát tăng, niềm tin của dân cư vào các tổ chức tín dụng chưa cao. Năm 2013 lượng vốn huy động chỉ đạt 492.583 triệu đồng, năm 2014 đạt 539.929 triệu đồng. Tuy nhiên đến năm 2016, con số này đã tăng gần gấp đôi lên 894.344 triệu đồng. Có được kết quả này ngoài nhờ tình hình kinh tế đã đi vào ổn định, lãi suất huy động bắt đầu tăng trở lại để cạnh tranh với các NHTM phải nói đến sự thay đổi mô hình tập trung vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Việc nâng cấp cơ sở vật chất, mở rộng mạng lưới chi nhánh, nâng cao thương hiệu, tung ra các sản phẩm huy động với lãi suất hấp dẫn, cạnh tranh trên thị trường đã lôi kéo một lượng lớn khách hàng đến giao dịch. VPBank luôn là một điểm đến tin cậy mỗi khi khách hàng có nhu cầu muốn gửi tiền tiết kiệm.

Xét về cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế: trong giai đoạn 2013-2016, vốn huy động từ dân cư cũng tăng mạnh cả về số tuyệt đối và tỷ trọng, trong khi đó vốn huy động từ các tổ chức kinh tế có xu hướng tăng về số tuyệt đối nhưng giảm về tỷ trọng. Nguồn tiền gửi từ dân cư đang ngày càng chiếm ưu thế.

100%90% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 58.65% 57.89% 41.35% 42.11%

■ Tiền gửi của các tổ chức khác

■ Tiền gửi từ dân cư

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Hình 2.3 Biểu đồ tỷ trọng nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế của VPBank Kim Liên giai đoạn 2013-2016

Nhìn vào bảng 2.3 và hình 2.3, tiền gửi từ dân cư luôn thấp hơn so với tiền gửi của các tổ chức khác, nhưng tỷ trọng ngày càng gia tăng. Neu như năm 2013, tỷ trọng tiền gửi từ dân cư và từ các tổ chức khác là 41,35% - 58,65% thì sang đến năm 2016, tỷ trọng tiền gửi từ dân cư trên tổng vốn huy động đã lên xấp xỉ 48%. Điều này là lẽ tất yếu do sự thay đổi định hướng của toàn ngân hàng VPBank trong những năm gần đây đều tập trung khai thác vốn từ phân khúc khách hàng tiềm năng là khách hàng cá nhân. Lượng tiền gửi từ dân cư đều tăng qua các năm. Đặc biệt là năm 2015, tốc độ tăng trưởng của huy động từ dân cư tăng tới 75% so với năm 2014. Tuy vậy, so sánh với các chi nhánh và chi nhánh khác trong hệ thống, con số này còn khiêm tốn so với tiềm năng của chi nhánh.

Bên cạnh nguồn vốn huy động từ dân cư, lượng tiền gửi từ các tổ chức khác cũng tăng liên tục theo từng năm, với các con số 288.898 triệu đồng, 312.570 triệu đồng, 453.869 triệu đồng và 465.312 triệu đồng tương ứng theo các năm 2013, 2014, 2015 và 2016. Lượng tiền này chủ yếu đến từ sự huy động vốn từ các DNVVN mà phòng khách hàng SME mang. Với chương trình thúc đẩy huy động của ban lãnh đạo

khối SME từ giữa năm 2015, khách hàng được cộng lãi suất từ 01-0.2% đối với hầu hết

các kỳ hạn và tham gia nhiều khuyến mãi hấp dẫn. Chính vì vậy, tốc độ tăng trưởng tiền gửi đến từ đối tượng này năm 2016 đã tăng lên hơn 60% so với năm 2013.

76 00% 76.73%80.00% 70.79% 72.37% --- — 80.00% 70.79% 72.37% --- — 70.00% 60.00% --- 50.00% --- Tiền gửi bằng VND 40.00%

4000% 29.21% 27.63% Tiền gửi bằng ngoại 30 00% 23.27% . 20.00% 24.00% 10.00% 0.00%

Năm 2013 Năm Năm 2015 Năm 2016

tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng luôn hấp dẫn khách hàng hơn so với sản phẩm tiền gửi không kỳ hạn.

120.00%

■ Tiền gửi không kỳ hạn ■ Tiền gửi có kỳ hạn

Hình 2.4 Biểu đồ tỷ trọng nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của VPBank Kim Liên giai đoạn 2013-2016

Tình hình cụ thể: Tiền gửi không kỳ hạn ngày càng tăng nhung lại giảm vê tỷ trọng. Năm 2013, luợng tiền gửi không kỳ han là 196.967 triệu đồng, chiếm tỷ trọng gần 40%. Năm 2014 tăng 2,4% so với năm 2013 đạt 201.697 triệu đồng nhung tỷ trọng giảm chỉ còn 37,4%. Năm 2015-2016, tỷ trọng tiền gửi giữa hai loại tiền đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, tiền gửi không kỳ hạn lần luợt giảm chỉ còn 32,92% đạt 280.564 triệu đồng và 31,91% đạt 285.377 triệu đồng. Nguợc lại, nguồn tiền gửi không kỳ hạn ngày càng chiếm uu thế và tăng mạnh qua các năm, nếu nhu năm 2013 tỷ trọng của nguồn tiền này chỉ chiếm khoảng 60% luợng vốn huy động đạt 295.616 triệu đồng thì sang đến 2016 con số này đã là gần 70% đạt 608.967 triệu đồng.

Kết quả này xuất phát từ những nguyên nhân sau: Tiền gửi không kỳ hạn là nguồn tiền không ổn định, lãi suất thấp nên khách hàng không mặn mà và ngân hàng chỉ duy trì ở mức thấp phục vụ cho nhu cầu thanh toán, xuất phát từ tâm lý khách hàng do không dự báo đuợc các biến động của lãi suất. Mặt khác để thuận tiện cho việc sử dụng tiền khi có nhu cầu phát sinh nên nguồn gửi tiết kiệm ngắn hạn duới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng lớn. Bên cạnh đó, tiền gửi tiết kiệm trung và dài hạn đuợc duy trì tuơng đối ổn định nên hoản tiền gửi tiết kiệm có ỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng ngày càng tăng. Điều này sẽ giúp ngân hàng chủ động với các kế hoạch kinh doanh hơn. Ngoài ra, trong hai năm gần đây, để kích thích người dân gửi tiền với kỳ hạn trung, dài hạn nhiều hơn đáp ứng nguồn cho vay tương ứng, giảm thiểu sử dụng vốn ngắn hạn cho khoản vay trung, dài hạn, VPBank đã tung ra sản phẩm Chứng chỉ tiền gửi dài hạn Ghi danh với lãi suất cao hơn nhiều so với kỳ hạn ngắn, cạnh tranh trên thị trường, điều này cũng thu hút một lượng khách đến chi nhánh để gửi tiền có kỳ hạn.

Xét về cơ cấu vốn huy động theo loại tiền: Ngoài nguồn vốn huy động bằng VND, chi nhánh còn huy động vốn bằng ngoại tệ mà chủ yếu là tiền gửi dân cư. Nguồn huy động từ VND và ngoại tệ tăng về số tuyệt đối, tuy nhiên vốn huy động từ VND luôn chiếm tỷ trọng cao hơn và có xu hướng tăng trong khi vốn huy động bằng ngoại tệ ngày càng giảm về tỷ trọng.

Nguyên nhân là trong những năm gần đây, lượng kiều hối về Việt Nam hàng năm qua kênh chuyển tiền Western Union của VPBank Kim Liên đều tăng. Các dịch vu chuyển tiền nhanh từ nước ngoài về Việt Nam cũng ngày càng thuận tiện tuy vậy công tác huy động vốn bằng ngoại tệ chưa được đẩy mạnh nên tỷ trọng loại tiền này còn thấp. Thêm vào đó tình hình tỷ giá hối đoái trong giai đoạn này không ổn định, lãi suất gửi bằng VND cao hơn và đang có xu hướng tăng trở lại trong khi lãi suất gửi tiết kiệm bằng USD hay EUR lại giảm, thậm chí thời điểm hiện tại, lãi suất gửi bằng USD là 0%/năm.

Kết quả đạt được như sau: Nguồn vốn huy động bằng VND năm 2014 tăng 42.069 triệu đồng, tương ứng mức 12% so với năm 2013. Năm 2015 tăng 257.021 triệu

đồng, tăng hơn 65% so với năm 2014 do trong năm này, phòng giao dich tập trung huy

động nguồn vốn từ dân cư bằng hàng loạt các ưu đãi lãi suất cho loại tiền gửi bằng VNĐ có kỳ hạn. Năm 2016, nguồn tiền gửi này tiếp tục tăng đạt 686.208 triệu đồng. Tỷ trọng của nguồn vốn huy động bằng VND lần lượt qua các năm từ 2013 đến 2016

là 70,79%, 72,37%, 76% và 76,73%. Trong khi đó, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ

năm 2013 là 143.886 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 29,21% đến năm 2016 con số này tăng

lên là 218.136 triệu đồng tuy nhiên tỷ trọng lại giảm còn 23,27%.

Cơ cấu vốn huy động như vậy đảm bảo một nguồn vốn ổn định phục vụ cho chiến lược kinh doanh lâu dài và đáp ứng nhu cầu đầu tư dài hạn trong nước, đặc biệt là trong hoàn cảnh có rất nhiều tổ chức tín dụng bị mất cân đối nghiêm trọng giữa nguồn vốn huy động và cho vay. Tuy nhiên, hạn chế trong khả năng huy động ngoại tệ cũng khiến chi nhánh gặp một số khó khăn nhất định khi phải thu xếp nguồ ngoại tệ tài trợ cho các khách hàng có nhu cầu nhập khẩu.

Một phần của tài liệu 1013 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NH việt nam thịnh vượng VPBANK chi nhánh kim liên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w