Khái niệm về phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 1141 phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 31 - 38)

HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1. Khái niệm về phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàngthương mại thương mại

Theo từ điển bách khoa toàn thư: "Phát triển là một phạm trù của triết học, là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một sự vật. Quá trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo đường xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở mức (cấp độ) cao hơn."

Phát triển được hiểu là một quá trình lớn lên, tăng tiến mọi lĩnh vực. Như vậy "Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM là sự biến đổi theo hướng phát triển về cả về lượng, chuyển dịch về cơ cấu và về chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM nhằm mục đích mang lại giá trị, thương hiệu và uy tín nhiều hơn cho NHTM".

Sự biến đổi về lượng ở đây được hiểu là sự gia tăng về quy mô thanh toán quốc tế cho khối khách hàng, sự gia tăng về số lượng khách và thị phần thanh toán quốc tế của NHTM.

Sự biến đổi về chất ở đây cần được hiểu theo nghĩa là sự phát triển: Sự tăng trưởng về lượng gắn liền với nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế của hoạt động thanh toán quốc tế. Trên cơ sở áp dụng những thành tựu của khoa học, công nghệ và quản lý, cải tiến quy trình, nâng cao chất lượng cán bộ,... với mục tiêu trên là nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế.

1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại

1.2.2.1. Các chỉ tiêu định tính

Bên cạnh việc phát triển thanh toán về số lượng thì cần nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, do vậy các chỉ tiêu định tính đánh giá sự phát triển hoạt động thanh toán quốc tế bao gồm:

a. Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ thanh toán quốc tế

Khách hàng càng hài lòng với dịch vụ thanh toán quốc tế càng cho thấy chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng càng tốt, điều này góp phần không nhỏ trong việc giữ chân khách hàng, là nền tảng quan trọng để phát triển hoạt động thanh toán quốc tế. Điều này phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ, thái độ đón tiếp, thời gian xử lý của đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Với đội ngũ cán bộ TTQT giỏi về kỹ thuật nghiệp vụ, am hiểu và nhạy bén về tình hình thị trường quốc tế có thể tư vấn khách hàng từ khâu ký kết hợp đồng, chọn phương thức thanh toán có lợi, các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng thương mại sao cho có lợi nhất và đảm bảo an toàn. Như vậy, để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng thì đòi hỏi ngân hàng phải có sự cải tiến về chất lượng dịch vụ, dịch vụ phải phù hợp với nhu cầu, có tiện ích cao sẽ thu hút được ngày càng nhiều khách hàng, từ đó tăng khả năng cạnh tranh, uy tín và vị thế của mình trên thị trường.

b. Khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng

Hiện nay nhu cầu của khách hàng rất đa dạng và phong phú, do vậy, khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế của khách hàng càng cao càng thể hiện sự phát triển của hoạt động này, điều này được thể hiện ở sự đa dạng các sản phẩm thanh toán quốc tế.

c. Mức độ chặt chẽ của quy trình và thủ tục thanh toán quốc tế

Thủ tục thanh toán quốc tế là một trong các yếu tố khách hành rất quan tâm khi lựa chọn ngân hàng. Nếu thủ tục thanh toán quốc tế nhanh gọn thì giảm bớt được

tế được đẩy mạnh thì sẽ đẩy mạnh được hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu

cũng như tăng cường được nguồn vốn huy động do tạm thời quản lý được nguồn vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ thanh toán quốc tế qua Ngân hàng.

1.2.2.1. Chỉ tiêu định lượng

a. Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế

Đây là chỉ tiêu phản ánh tổng số tiền ngân hàng cấp dịch vụ thanh toán quốc tế trong kỳ, nó phản ánh một cách khái quát về hoạt động thanh toán quốc tế trong một

22

nhiều thời gian cũng như chi phí trong quá trình phục vụ của ngân hàng, và đối với khách hàng đó là sự hiệu quả. Ngược lại, khách hàng sẽ phải mất thêm thời gian và chi phí cho một hoạt động thanh toán quốc tế. Và như vậy có thể dẫn tới sự lựa chọn khác của khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh việc giảm thiểu những thủ tục rườm rà trong quá trình thanh toán quốc tế, ngân hàng vẫn cần đảm bảo đúng quy trình nghiệp

vụ và hợp pháp. Có vậy hoạt động thanh toán quốc tế mới thực sự phát triển.

Thêm vào đó, quy trình và thủ tục càng chặt chẽ càng cho thấy sự phát triển hoạt động này của ngân hàng, vì hoạt động phát triển, mới phát sinh nhiều tình huống trong nghiệp vụ mới thể hiện được những kẽ hở trong quy trình nghiệp vụ từ đó hoàn thiện quy trình, thủ tục.

d. Nâng cao uy tín, mở rộng mạng lưới của ngân hàng thanh toán quốc tế

Trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng rất gay gắt, thêm vào đó, các sản phẩm ngân hàng cũng rất đa dạng về sản phẩm dịch vụ. Do đó, không phải ngân hàng nào cũng có thể phát triển đồng đều các sản phẩm của mình, có ngân hàng phát triển mạnh về sản phẩm nhờ thu, có ngân hàng phát triển mạnh về hoạt động chuyển tiền,... Chính vì vậy, uy tín của ngân hàng ngày càng tăng đối với hoạt động nào đó thì càng thể hiện hoạt động đó phát triển. Đối với hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng, nếu như uy tín của ngân hàng càng lớn càng cho thấy sự phát triển của ngân hàng về hoạt động này. Do vậy, đây cũng được coi là một tiêu chí đánh giá sự phát triển của ngân hàng trong hoạt động này. Hoạt động TTQT càng hiệu quả, càng nâng cao uy tín của ngân hàng với các ngân hàng nước ngoài, tăng cường mối quan hệ hợp tác, thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài vào ngân hàng. Đồng thời cũng tạo sự tin tưởng và mở rộng mạng lưới đại lý của ngân hàng tại các quốc gia trên thế giới.

e. Sự phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế hỗ trợ các hoạt động khác phát triển

Hoạt động thanh toán quốc tế hỗ trợ cho các hoạt động khác như nghiệp vụ bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ và các dịch vụ khác. Nếu hoạt động thanh toán quốc

G í á trị tăng trư ờng d O an h Stuy ệ t đố í

= T ổng d O anh S ố năm t — Tng d O anh S ố năm (t — 1)

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh số thanh toán quốc tế năm (t) tăng so với năm (t-1) số tuyệt đối là bao nhiêu. Khi chỉ tiêu này tăng lên, tức là số tiền mà ngân hàng cấp cho khách hàng tăng lên, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Từ đó nó cũng thể hiện rằng hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng đã tăng về lượng.

- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số thanh toán quốc tế tương đối

á ă ư ươ đ

á ị ă ưở ố ệ đố

ổ ố ă

(t - 1)

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán quốc tế năm (t) so với năm (t-1).

b. Lợi nhuận ròng từ dịch vụ thanh toán quốc tế

Xét về lượng thì hiệu quả, sự phát triển của hoạt động TTQT sẽ đồng nhất với lợi nhuận ròng hoạt động TTQT. Vì vậy, để tính được lợi nhuận ròng do hoạt động TTQT mang lại, thì các NHTM phải tính được doanh thu TTQT và chi phí phát sinh

cho hoạt động TTQT. Chỉ tiêu lợi nhuận ròng này đuợc tính bằng hiệu số giữa doanh thu do hoạt động TTQT mang lại và chi phí bỏ ra để tiến hành hoạt động TTQT. Lợi nhuận hoạt động TTQT của ngân hàng không ngừng tăng một cách vững chắc. Đây là mục tiêu cơ bản, mục tiêu của tất cả các ngân hàng đều huớng tới (Lợi nhuận TTQT = Doanh thu TTQT - Chi phí TTQT). Để tối đa hóa lợi nhuận, các ngân hàng thuờng tìm cách cắt giảm chi phí hoạt động, tăng năng suất lao động trên cơ sở áp dụng công nghệ mới và nâng cao trình độ các bộ làm công tác TTQT. Lợi nhuận càng tăng cho thấy hiệu quả hoạt động TTQT của ngân hàng càng cao.

c. Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh số từ hoạt động TTQT

Tỷ lệ giữa lợi nhuận TTQT so với doanh số TTQT = Lợi nhuận TTQT/ Doanh số TTQT

Tỷ lệ này cho biết một đồng doanh số do hoạt động TTQT thực hiện mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho ngân hàng kỳ này. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hoạt động TTQT càng tốt và nguợc lại, chỉ tiêu này càng thấp cho thấy hoạt động TTQT tại ngân hàng đó không hiệu quả.

d. Tỷ lệ rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế

Hoạt động TTQT phải thực hiện từ khâu thu nhận và xử lý thông tin đến khâu phản hồi thông tin vì lĩnh vực kinh doanh XNK vốn ẩn chứa nhiều rủi ro. Để ngày càng đáp ứng yêu cầu của khách hàng và theo kịp tốc độ phát triển của ngoại thuơng, các ngân hàng phải thuờng xuyên hoàn thiện, đổi mới công nghệ, tổ chức tốt khâu TTQT từ trang bị thiết bị kỹ thuật đến bố trí nhân sự giúp cho việc thực hiện nghiệp vụ diễn ra an toàn, hiệu quả. Việc quản lý và kiểm tra rủi ro trong hoạt động TTQT sẽ giúp ngân hàng luờng truớc đuợc các vấn đề rủi ro có thể xảy ra, từ đó giảm thiểu rủi ro, xây dựng nền tảng bền vững để phát triển dịch vụ TTQT.

e. Số lượng khách hàng

Số luợng khách hàng là tổng số khách hàng thực hiện giao dịch với ngân hàng. Số luợng khách hàng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế. Với luợng khách hàng ngày càng gia tăng thể hiện mức độ

25

hài lòng của khách hàng đối với ngân hàng cũng như khả năng cạnh tranh của ngân hàng ngày một tốt hơn, đồng thời tạo nhiều cơ hội bán chéo sản phẩm. Vì thế, ngân hàng luôn mong muốn gia tăng số lượng khách hàng càng nhiều càng tốt.

Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về số lượng khách hàng:

Mức tăng, giảm số lượng KH

= Sổ lượng KH năm (t ) — số lượng KH năm ( t — 1 )

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết, số lượng khách hàng năm (t) tăng hay giảm so với năm (t-1) là bao nhiêu. Thông qua chỉ tiêu này cho phép ngân hàng đánh giá việc mở rộng quy mô và đối tượng khách hàng tại ngân hàng.

- Tốc độ tăng số lượng khách hàng: là số so sánh giữa lượng tăng tuyệt đối khách hàng giữa năm (t) và năm (t-1) với số lượng khách hàng năm (t-1). Ngoài chỉ tiêu phản ánh số lượng tăng khách hàng còn có chỉ tiêu phản ánh số lượt khách hàng: là số lần khách hàng có giao dịch với ngân hàng trong một năm. Trong hoạt động thanh toán quốc tế, số lượt khách hàng thể hiện số lần khách hàng đến ngân hàng thực hiện giao dịch. Và khi số lượt khách hàng tăng lên thì nó thể hiện hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng được mở rộng. Nó cũng cho biết sự tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng.

, ,,,,,V sθ lượng KH năm (t) — số lượng KH năm (t — 1)

Toc độ tăng khách hàng =---:---7---———3—----—--- So lượng KH năm (t — 1)

f. Thị phần thanh toán quốc tế

Thị phần thanh toán quốc tế thể hiện ở sự ưa thích và tín nhiệm của khách hàng đối với hoạt động thanh toán quốc tế. Việc mở rộng hoạt động thanh toán tới nhiều khu vực khác nhau sẽ tạo thêm lợi thế khi mà cạnh tranh những vùng có điều kiện ngày càng gay gắt.

Một phần của tài liệu 1141 phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w