a. Hoàn thiện và bổ sung các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT Trong những những năm vừa qua, cùng với xu hướng hội nhập kinh tế thế giới và toàn cầu hoá, Việt Nam đã tích cực tham gia và thu được những thành tựu không nhỏ trong lĩnh vực XNK. Song khi tham gia vào thương mại quốc tế, tất cả những ngành kinh tế trong đó có ngành tài chính ngân hàng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn do nước ta chưa có khung pháp lý chặt chẽ. Hoạt động TTQT có liên quan đến mối quan hệ trong nước cũng như quốc tế, liên quan đến luật pháp các quốc gia và thông lệ quốc tế. Hiện nay, chúng ta chưa có văn bản pháp lý để điều chỉnh hoạt động TTQT mà mới chỉ dừng lại ở Nghị định, nghị quyết, thông tư hướng dẫn,... Vì vậy, chính phủ cần sớm nghiên cứu, soạn thảo và áp dụng hệ thống văn bản pháp quy phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như phù hợp với môi trường kinh tế - chính trị - xã hội của Việt Nam, tạo môi trường pháp lý cho hoạt động TTQT của ngân hàng thương mại.
Cần khẩn trương ban hành một văn bản thống nhất các quy chế giao dịch TTQT, qui định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào hoạt động TTQT.
Giám sát theo dõi luật về các công cụ chuyển nhượng đã được ban hành nhằm kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với hoạt động thanh toán:
Tuy nhiên, để đảm bảo cho hoạt động TTQT nói riêng và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nói chung có thể phát triển một cách thuận lợi thì một vêu cầu đặt ra cho các chính sách của Nhà nước đó là phải nhất quán, ổn định tương đối và phù hợp với tình hình biến động trong nước và thế giới.
b. Cải thiện cán cân TTQT
Tình trạng cán cân TTQT có liên quan mật thiết đến khả năng thanh toán và dự trữ ngoại hối, tỷ giá hối đoái của một quốc gia. Bởi vì cán cân thanh toán quốc tế
89
chính là công cụ tổng hợp để phân tích, đánh giá hoạt động kinh tế đối ngoại, là biểu hiện doanh số XNK, dịch vụ, đầu tu, vay nợ, viện trợ nuớc ngoài.
Hiện nay, sản phẩm XK của nuớc ta còn ít, thiếu tính đa dạng và phong phú, cán cân thuơng mại luôn ở tình trạng nhập siêu. Không chỉ VPBank mà hầu hết các NHTM tại Việt Nam đều lâm vào tình trạng khối luợng thanh toán hàng xuất và hàng nhập chênh lệch lớn, điều này gây khó khăn không nhỏ cho hoạt động của các ngân hàng. Vì vậy việc cải thiện cán cân TTQT có vai trò hết sức quan trọng đòi hỏi chính phủ phải thực hiện các biện pháp đẩy mạnh hoạt động XK, quản lý tốt hoạt động NK để cải thiện cán cânthuơng mại quốc tế, muốn làm đuợc điều này cần phải:
Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại các thị truờng lớn nhu Nhật, Mỹ, Trung Quốc, EU ...
Cần khai thác tốt tài nguyên sẵn có nhu: đất, khoáng sản, sức lao động ... cải tiến cơ cấu hàng xuất khẩu cho phù hợp với nhu cầu thị truờng thế giới, xác định mặt hàng chủ lực để đầu tu thích đáng, từ đó xây dựng và phát triển các thị truờng trọng điểm, đi đối với mở rộng thêm mặt hàng và thị truờng mới.
Huớng xuất khẩu từ sản phẩm thô sang sản phẩm chế biến, cần coi trọng việc phát triển ngành công nghiệp chế biến, mở rộng hợp tác với nuớc ngoài để nâng cao năng lực.
Chính phủ phải có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến hàng XK để các đơn vị này có thể giảm giá thành, cạnh tranh đuợc trên thị truờng thế giới thông qua các công cụ quản lý vĩ mô nhu thuế, lãi suất cho vay vốn, khắc phục khó khăn về thanh khoản của các nhà NK, giảm bớt thủ tục hành chính đối với họ. Đối với các mặt hàng nông sản nên có chính sách trợ giá giúp nguời nông dân để họ yên tâm sản xuất, cải thiện đời sống.
Trong ngoại thuơng, các ngân hàng cũng nhu các doanh nghiệp chịu rất nhiều rủi ro, để đảm bảo phát triển ổn định, Chính phủ phải thiết lập các quỹ hỗ trợ, quỹ bảo hiểm cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu này.
Tăng cường chính sách bảo hộ nền sản xuất trong nước, thông qua việc cấp giấy phép nhập khẩu, quản lý hạn ngạch, thuế, tăng cường công tác chống buôn lậu.