a. Cơ sở giải pháp: Việc tạo điều kiện thuận lợi về mặt tài chính cho các
doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu chính là công cụ giúp các doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh. Hoạt động ngoại thương càng phát triển, các hình thức thanh toán cũng ngày càng đa dạng, phong phú. Do vậy sự phát triển của các hình thức thanh toán đòi hỏi phải có một hình thức tài trợ cho hoạt động này.
Tín dụng xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế có mối quan hệ qua lại tác động và hỗ trợ lẫn nhau. Tín dụng xuất nhập khẩu phát triển góp phần tăng ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng, giữ khách hàng cũ, thu hút thêm khách hàng mới, mở rộng khả năng thanh toán của khách hàng qua ngân hàng. thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế phát triển và ngược lại. Trên thực tế, phần lớn khách hàng không đủ vốn tự có mà luôn cần tài trợ của ngân hàng trong thanh toán nhập khẩu.
b. Nội dung giải pháp: Thực tế những năm qua tại VPBank hoạt động tài trợ
xuất khẩu còn có nhiều hạn chế. Để thúc đẩy hoạt động TTQT thì buộc VPBank phải hoàn thiện hoạt động tài trợ xuất khẩu này.
VPBank cần cung ứng dịch vụ tín dụng nhập khẩu hoặc tài trợ xuất khẩu với một số điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp tập trung tín dụng, TTQT và kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng. Đây chính là biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả TTQT.
Đối với hoạt động nhập khẩu: mọi L/C do ngân hàng mở đều xuất phát từ đề nghị của nguời XK, tuy nhiên không phải lúc nào nguời NK cũng có đủ số du tài khoản để đảm bảo cho thu tín dụng. Nhung khi L/C đuợc mở thì L/C đó lại đảm bảo thanh toán hay có thể nói đó là sự đảm bảo thanh toán của ngân hàng. Để tránh những trở ngại tới hoạt động thanh toán của nguời NK, đảm bảo uy tín của ngân hàng, tránh những rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu thì ngân hàng mở ra loại hình cấp tín dụng cho nguời NK. Do đótruớc khi mở L/C theo đề nghị của nguời NK ngân hàng phải kiểm tra mục đích, đối tuợng NK, tính hiệu quả kinh tế của hợp đồng ngoại thuơng, xem xét khả năng hoạt động và tình hình cạnh tranh của nhà NK, đó là cơ sở đểđảm bảo vốn vay của ngân hàng.
Đối với các nhà nhập khẩu Việt Nam, để đẩy mạnh hoạt động tài trợ nhập khẩu, VPBank phải tạo điều kiện cho nhà NK có đủ khả năng tài chính để thực hiện hợp đồng nhập hàng và thanh toán tiền hàng cho bên XK, góp phần đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế về các loại hàng hóa máy móc, thiết bị,... mà trong nuớc chua có khả năng sản xuất hoặc sản xuất chua tốt. Những hình thức tài trợ hàng nhập mà VPBank cần thực hiện:
- Mở L/C thanh toán NK: khi mở L/C tùy từng truờng hợp cụ thể mà ngân hàng sẽ yêu cầu DN ký quỹ từ 0-100%. Nếu ký quĩ duới 100%, ngân hàng đã đồng ý tài trợ cho khách hàng ngoài phần ký quỹ giá trị L/C. Đối với truờng hợp ký quỹ 100% giá trị L/C, ngân hàng đã tài trợ bằng uy tín để nhà NK có thể mua đuợc hàng của nhà XK.
- Hoạt động tài trợ xuất khẩu: hiện nay tại VPBank số luợng L/C xuất khẩu còn chua tuơng xứng với tiềm năng. Ngân hàng cần đẩy mạnh hoạt động tài trợ thông qua các hình thức sau:
+ Cho vay thu mua sản xuất hàng XK căn cứ vào hợp đồng ngoại thuơng đã ký kết với nuớc ngoài hay đơn đặt hàng của nuớc ngoài, và căn cứ vào L/C thông báo, ngân hàng cấp tín dụng để giúp đỡ đơn vị thu mua hoặc sản xuất hàng XK;
85
+ Chiết khấu bộ chứng từ: Việc thực hiện chiết khấu bộ chứng từ giúp tháo gỡ khó khăn về tài chính một cách nhanh chóng cho các doanh nghiệp XK. Căn cứ vào bộ chứng từ đòi tiền hoàn hảo, ngân hàng mua lại bộ chứng từ để giải phóng vốn cho doanh nghiệp, giúp họ có điều kiện quay vòng vốn kinh doanh;
+ Chiết khấu hối phiếu: căn cứ vào hối phiếu đã đuợc ngân hàng nuớc ngoài chấp nhận, nhung chua đến hạn thanh toán, ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng bằng cách chiết khấu hối phiếu đó.
+ Phát hành bảo lãnh nhận hàng: khi hàng hoá đã về truớc nhung chua có chứng từ, ngân hàng có thể phát hành bảo lãnh nhận hàng để nhà NK có thểđi lấy hàng, việc tài trợ này giúp cho doanh nghiệp lấy đuợc hàng nhanh chóng, bảo đảm sản xuất, đồng thời tăng uy tín của VPBank đối với khách hàng.
c. Điều kiện thực hiện: Để tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu VPBank cần
phải có nguồn vốn ngoại tệ lớn, vì vậy muốn đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ NK trên cơ sở đó phát triển phuơng thức hoạt động TTQT, ngân hàng cần phải:
- Đẩy mạnh nghiệp vụ huy động vốn ngoại tệ.
- Tích cực khai thác nguồn vốn tài trợ của ngân hàng nuớc ngoài. - Nâng cao chất luợng các khoản tín dụng ngoại tệ.
Ngoài ra, cần có sự phối kết hợp giữa các bộ phận nghiệp vụ tại ngân hàng, mỗi bộ phận nghiệp vụ cần thống nhất quan điểm vì lợi ích chung của ngân hàng và có sự thông báo kịp thời cho nhau những thông tin cần thiết về khách hàng để kịp thời ngăn chặn rủi ro cũng nhu phục vụ tốt cho khách hàng. Thông qua hoạt động cho vay, khách hàng thanh toán tiền hàng nhập khẩu hoặc thu mua hàng xuất khẩu tái tạo ngoại tệ thu về, ngân hàng và khách hàng sẽ thoả thuận một tỷ giá mua, bán thích hợp, phù hợp cơ chế thị truờng,chắc chắn khách hàng sẽ tự nguyện thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng, hiệu quả mang lại sẽ nhiều hơn vì ngân hàng thu đuợc hiệu quả cả về nghiệp vụ tín dụng, kinh doanh và TTQT.