c) Nguyên nhân từ ngân hàng:
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước là cơ quan chủ quản, trực tiếp hướng dẫn hoạt động cũng như kiểm soát đối với các ngân hàng thương mại. Do vậy, các chính sách, định hướng
của ngân hàng Nhà nước đều ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Để hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung, luận văn xin đưa ra một số kiến nghị sau:
Nâng cao chất lượng và vai trị cung cấp thơng tin của CIC
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm thơng tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước (CIC - Credit information Center). Trung tâm ra đời đã phần nào đáp ứng được nhu cầu thông tin - đầu vào không thể thiếu trong hoạt động của các NHTM. Tuy nhiên về cơ bản hiện nay các thông tin này mới chỉ cung cấp được về mặt số liệu dư nợ vay của các doanh nghiệp, chưa có thơng tin phi tài chính, khả năng quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp. Vì thế NHNN cần tiếp tục hoàn thiện hoạt động của CIC để phục vụ tốt hơn nhu cầu của hệ thống NHTM nói riêng và tồn bộ nền kinh tế nói chung.
Xây dựng các chỉ tiêu trung bình ngành
Chỉ tiêu trung bình ngành là chỉ tiêu quan trọng, là căn cứ cho việc xây dựng điểm chuẩn của quy trình xếp hạng, ảnh hưởng đến kết quả cơng tác đánh giá khách hàng, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của các chun viên. Vì vậy kiến nghị ngân hàng Nhà nước trong thời gian tới cần thành lập các phịng, ban chun nghiên cứu, thống kê thơng tin, phối hợp với các cơ quan, ban ngành khác để xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành thống nhất cho tồn bộ hệ thống ngân hàng, cũng như các thơng tin thống kê về tình hình kinh doanh, cạnh tranh của từng ngành, từng lĩnh vực.
Ngân hàng nhà nước cần ban hành thông tư hướng dẫn quy định về hệ thống quản lý rủi ro tại các ngân hàng
trị, điều hành của TCTD đồng bộ, NHNN cần có quy định về hệ thống quản lý rủi ro tối thiểu làm cơ sở cho các TCTD, chi nhánh NHNN xây dựng hệ thống quản lý rủi ro, các quy định nội bộ theo quy định của Luật các TCTD nêu trên.
- Xuất phát từ yêu cầu nội tại, các TCTD đã bước đầu triển khai xây dựng và thiết lập hệ thống quản lý rủi ro bao gồm hệ thống các văn bản về chiến lược, chính sách, quy trình quản lý rủi ro và các hạn mức rủi ro, tuy nhiên các quy định nêu trên còn sơ sài và chưa đầy đủ các nội dung cần thiết. Do đó, theo quan điểm của các chuyên gia tư vấn cũng như các ý kiến tham gia của các TCTD đều đánh giá cao việc Ngân hàng Nhà nước sớm ban hành Thơng tư về quản lý rủi ro, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Hệ thống ngân hàng Việt Nam, nhằm tạo khuôn khổ pháp lý trong công tác quản lý rủi ro của TCTD theo chuẩn mực quốc tế, giảm bớt khả năng tổn thất, nguy cơ mất khả năng thanh toán, đổ vỡ của ngân hàng.
- Về phía NHNN, NHNN phải thực hiện việc kết hợp thanh tra chấp hành chính sách pháp luật và thanh tra trên cơ sở rủi ro, việc xây dựng và ban hành những quy định về quản lý rủi ro là rất cần thiết làm cơ sở pháp lý, cung cấp các chuẩn mực để CQTT GSNH thực hiện việc đánh giá chất lượng quản lý rủi ro của TCTD và thực hiện thanh tra trên cơ sở rủi ro.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Hoạt động tín dụng ngân hàng hiện nay đang phát triển ngày càng mạnh mẽ, đây cũng là tất yếu chung khi nền kinh tế Việt Nam đang ngày một phát triển. Từ thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro tín dụng tập trung xử lý những những tồn tại ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tín dụng và nâng cao khả năng phịng ngừa rủi ro cho vay của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, đề xuất sửa đổi về cơ cấu tổ chức, quy định hoạt động cho vay, nâng cao hệ thống thông tin, nâng cao chất lượng nhân sự,.. .góp phần hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của hệ thống. Đồng thời, kiến nghị NHNN và Chính phủ một số vấn đề nhằm tạo lập một môi trường kinh doanh và quản trị rủi ro có hiệu quả, phát triển một hệ thống tài chính ổn định, bền vững. Sự nỗ lực của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng cùng với sự hỗ trợ có hiệu quả của các cơ quan có thẩm quyền, cơng tác quản trị rủi ro tín dụng sẽ đáp ứng được yêu cầu về tăng trưởng tín dụng an tồn và hiệu quả góp phần cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập.
KẾT LUẬN
Đề tài nghiên cứu iiQuan trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng” đã giải quyết được các vấn đề sau:
1. Hệ thống hóa và hồn thiện các lý luận về quản trị rủi ro tín dung và cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM.
2. Đề tài đã phân tích và đánh giá thực trạng cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng, qua đó cho thấy những
thành tựu đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại cần sửa đổi bổ sung nhằm
phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn
hiện nay.
Đề tài nghiên cứu đã đề ra một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản trị
rủi ro
tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng.
3. Nghiên cứu này cũng đã đưa ra những kiến nghị về các biện pháp để công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh
Vượng phát huy hiệu quả.
Nhìn chung, các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng do đề tài nghiên cứu, đề xuất nhằm đáp ứng được yêu cầu theo Hiệp ước Basel II cùng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (Điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng).
Tuy nhiên, quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề lớn, chịu tác động của rất nhiều yếu tố liên quan nên những giải pháp và kiến nghị trong luận văn chỉ phát huy tác dụng khi có sự kết hợp đồng bộ giữa các bộ phận trong Ngân hàng, các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan trong q trình thực hiện.
Bên cạnh đó, do giới hạn về thời gian nghiên cứu và khả năng tiếp cận dữ liệu của ngân hàng nên đề tài này cần được tiếp tục nghiên cứu trên diện rộng để có thể đưa vào vận dụng trong thực tiễn.