Phân tích rủi ro tín dụng theo các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu 1307 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 65 - 70)

Cùng với tốc độ tăng trưởng cho vay khách hàng được thể hiện ở Bảng 2.5 về Cơ cấu dư nợ cho vay tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng giai đoạn 2015 - 2017, chất lượng tín dụng của VPBank vẫn đảm bảo được yêu cầu của NHNN và quy chế của VPBank. Tỷ lệ nợ xấu của VPBank tại thời điểm 31/12/2017 ở mức 2,9 % tổng dư nợ.

Bảng 2.6. Bảng thể hiện Chất lượng dư nợ cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng giai đoạn 2015 - 2017

cho vay theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng cộng với thời gian đã được gia hạn thêm nếu khách hàng yêu cầu. Nợ quá hạn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau từ phía khách hàng hoặc do khách quan.

Chỉ tiêu “Tỷ lệ nợ quá hạn” là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Tỷ lệ này càng nhỏ thì phản ánh chất lượng hoạt động của ngân hàng đó là hiệu quá. Còn nếu tỷ lệ này lớn thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh, có thể mất khả năng thanh toán hoặc tệ hơn nữa là phá sản.

Tỷ lệ nợ quá hạn chịu ảnh hưởng của chính sách xóa nợ của ngân hàng. Một ngân hàng có chính sách tốt là phải thiết lập được quỹ dự phòng rủi ro đủ mạnh và thông báo định kỳ về các món vay không có khả năng thu hồi. Tránh tình trạng trong một lúc phải thông báo con số nợ không có khả năng thu hồi là quá lớn và làm giảm tài sản của ngân hàng một cách nghiêm trọng.

Từ bảng 2.6 ta thấy, trong giai đoạn 2015 - 2017, tỷ lệ nợ quá hạn đã có sự gia tăng giữa các năm. Sự gia tăng này là do tác động chính sách tín dụng của VPBank tập trung phát triển phân khúc khách hàng cá nhân cho vay tiêu dùng. Bước sang năm 2017, VPBank đã chủ động trong công tác thu hồi, xử lý NQH như quản lý, khai thác, xử lý tài sản xiết nợ, thực hiện bán nợ cho công ty quản lý tài sản VAMC và đã đạt được một số thành quả nhất định.

- Nợ xấu

Khi nợ quá hạn tồn tại đến một thời điểm nào đó xuất hiện khả năng không thu hồi được khoản vay thì khoản nợ này được xem là nợ khó đòi hoặc là nợ xấu. Nợ khó đòi thì đồng nghĩa là khó có thể thu hồi được vốn. Nợ xấu là một khoản mà bất cứ ngân hàng nào đều không muốn có, tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi do các nguyên nhân chủ quan trong khâu thẩm định cũng như đạo đức của cán bộ tín dụng, một phần là do những nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng không tự chủ được tài chính hoặc cố tình lừa đảo, chiếm đoạt...

Nợ xấu trên tổng dư nợ là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của một ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại.

Thông qua bảng 2.6 ta có thể nhận thấy rằng nợ xấu đã có sự gia tăng. Nợ xấu trong 3 năm 2015 - 2017 lần lượt là 3.145 tỷ đồng, 4.206 tỷ đồng, 6.201 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2015 - 2017, nợ xấu có chiều hướng gia tăng là do VPBank đã

tham gia vào một số phân khúc cho vay có độ rủi ro cao hơn như tín dụng tiêu dùng, cho vay tín chấp, hay cho vay một số doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, VPBank đã có hệ thống kiểm soát và quản lý rủi ro để đảm bảo tỷ lệ nợ xấu dưới phạm vi cho phép là 3%.

- Dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng rủi ro tín dụng đánh giá khả năng chi trả của ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Mục đích của việc sử dụng dự phòng rủi ro của ngân hàng là nhằm bù đắp tổn thất đối với những khoản nợ của ngân hàng xảy ra trong trường hợp khách hàng không có khả năng chi trả do giải thể, phá sản, chết, mất tích, hoặc khi khoản nợ được xếp vào nhóm 5.

Việc sử dụng dự phòng được sử dụng theo nguyên tắc là sử dụng dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ trước, phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, và cuối cùng nếu phát mại tài sản không đủ thu hồi nợ thì mới sử dụng dự phòng chung.

Bảng 2.7. Bảng thể hiện dự phòng rủi ro cho vay khách hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng giai đoạn 2015 - 2017

1,72% và năm 2016 tỷ lệ này là 1,44%. Dự phòng tín dụng được tính trên số dư nợ gốc của khách hàng bao gồm: (i) Dự phòng cụ thể - để bảo hiểm rủi ro cụ thể cho từng khoản vay; (ii) Dự phòng chung - bảo hiểm các rủi ro chung không xác định trong danh mục tín dụng và toàn bộ dự phòng được tính vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp.

VPBank đang từng bước nâng cao chất lượng tài sản và kiểm soát chất lượng tín dụng thông qua nhiều biện pháp như:

- Hoàn tất việc triển khai quy trình xử lý và phê duyệt tín dụng tập trung; - Đẩy mạnh và chuyên môn hóa công tác thu hồi nợ.

Bên cạnh đó, VPBank là một trong những ngân hàng đi tiên phong trong việc triển khai Hiệp ước vốn theo chuẩn Basel II, bao gồm việc xây dựng chiến lược tổng thể về công nghệ thông tin để hỗ trợ các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng, thị trường, tính toán vốn,...

Một phần của tài liệu 1307 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w