Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Một phần của tài liệu 1307 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 43)

Nam

Thịnh Vượng

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Cơng Thương Việt Nam và Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam, bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng có thể đề cập tới như sau:

- Thực hiện QTRRTD theo thông lệ quốc tế, tăng cường sử dụng phương pháp định lượng trong phân tích, đánh giá RRTD.

Theo thơng lệ quốc tế, QTRRTD được bao gồm 5 nội dung cơ bản: (i) Xây dựng chiến lược và khẩu vị rủi ro; (ii) Lựa chọn phương thức quản trị rủi ro phù hợp; (iii) Xây dựng hệ thống quản lý hạn mức rủi ro; (iv) Xây dựng hệ thống phê duyệt tín dụng; (v) Xây dựng hệ thống kiểm soát RRTD.

Xây dựng chiến lược và khẩu vị rủi ro: VPBank cần xác định chiến lược quản

trị rủi ro hướng tới của ngân hàng. Ngân hàng có chấp nhận rủi ro để có thể đem lại lợi nhuận cao hơn hay lựa chọn chiến lược phát triển ổn định, kiểm soát chặt chẽ RRTD. Khẩu vị rủi ro cụ thể của ngân hàng là rủi ro nên được xem xét trên cả hai mặt - cơ hội và thách thức và không chỉ trên tác động của nó tới các khía cạnh định lượng như vốn kinh tế, mức độ biến động của thu nhập.

Lựa chọn phương thức quản trị rủi ro hiện đại, sử dụng phương pháp định

lượng trong đánh giá rủi ro trong từng giai đoạn, cụ thể:

- Giai đoạn 1: Giai đoạn này QTRRTD là tuân thủ các nguyên tắc quản trị theo Basel II bằng việc thiết lập hệ thống xếp hạng TD nội bộ nhằm tính tốn ba cấu

phần PD - xác suất khách hàng không trả được nợ, LGD - tỷ lệ tổn thất dự

kiến (%)

trong trường hợp KH không trả được nợ và EAD - số dư nợ rủi ro. Đo lường RRTD

qua EL - tổn thất dự kiến và UL - tổn thất ngoài dự kiến tại cấp độ một khách hàng.

- Giai đoạn 2: Là quản trị rủi ro danh mục đầu tư bằng cách lượng hóa mức tổn thất dự kiến (ELp) và ngoài dự kiến (ULp) của cả danh mục đầu tư dựa

trên việc

xác định độ rủi ro tương quan giữa các tài sản/mức vỡ nợ của các tài sản có

rủi ro

và mức rủi ro tập trung của cả danh mục.

- Giai đoạn 3: Ngân hàng có thể quản trị vốn kinh tế và định giá khoản vay theo mức rủi ro tương ứng. Khi các thước đo RRTD là EL và UL đã được lượng

- Giai đoạn 5: Mơ hình tồn diện nhất mà NH đạt được là QTRR trên cơ sở giá trị. Khi đó, tất cả các giá trị đã được điều chỉnh rủi ro của khoản TD đơn lẻ

cho đến

danh mục đầu tư đều được xác định, giúp cho công tác quản trị RR được hiệu quả.

Xây dựng hệ thống quản trị hạn mức rủi ro: Bao gồm hai cấp độ chủ yếu là

giới hạn tín dụng theo ngành và theo KH. Mục tiêu của việc thiết lập hạn mức theo từng ngành nhằm phòng tránh rủi ro tập trung vào một ngành cụ thể, đồng thời, tối ưu hóa hiệu quả của các tiêu chí quản trị rủi ro từng ngành. Trường hợp hạn mức rủi ro của một khách hàng hay một nhóm khách hàng có liên quan vượt quá giới hạn cho phép, các quyết định cấp tín dụng phải được phê duyệt bởi chủ tịch HĐQT.

Xây dựng hệ thống phê duyệt tín dụng: Hệ thống phê duyệt tín dụng thể hiện ở

vai trò, chức năng và thẩm quyền của từng bộ phận, cá nhân trong q trình phê duyệt tín dụng. Hệ thống được thiết lập theo từng đối tượng khách hàng: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, định chế tài chính.

Xây dựng hệ thống kiểm sốt RRTD: Hệ thống kiểm soát RRTD cần được thiết

lập một cách độc lập, áp dụng cho từng khoản tín dụng riêng lẻ, bao gồm cả những khoản tín dụng ngoại bảng, tồn bộ danh mục tín dụng của ngân hàng trên nguyên tắc quản trị hàng ngày và đưa ra cảnh báo sớm mỗi khi hệ thống phát hiện ra rủi ro.

- Lựa chọn mơ hình quản trị RRTD phù hợp với điều kiện của VPBank.

Vietinbank và BIDV rất linh hoạt trong việc lựa chọn mơ hình QT RRTD sao cho phù hợp với điều kiện để tiến tới mơ hình đạt chuẩn mực quốc tế. Sự kết hợp các phương thức quản trị rủi ro rất đa dạng và thay đổi khi điều kiện thị trường thay đổi. Hơn thế nữa, việc xác định mơ hình quản trị RRTD cần phải phù hợp và tương thích với điều kiện cụ thể của từng ngân hàng.

- Hiệu quả quản trị RRTD phụ thuộc vào kết quả của các khâu trong quản trị rủi ro tín dụng.

Vietinbank và BIDV đã kết hợp chặt chẽ các khâu của quá trình QTRRTD từ nhận dạng đến đo lường, kiểm soát, xử lý rủi ro tạo thành một chỉnh thể trong hoạt

xác và có thể tích lũy các thơng tin về một đầu mối, trên cơ sở đó ngân hàng mới có thể tổ chức quản trị tập trung.

Trên nền tảng thông tin và hoạt động quản trị rủi ro tập trung, bộ phận kiểm tra nội bộ mới có thể kiểm sốt tốt được hoạt động tín dụng của ngân hàng. Neu một ngân hàng chỉ QTRRTD dựa trên việc đo lường rủi ro hoặc chỉ quan tâm đến tổ chức rủi ro thì sẽ khơng mang lại hiệu quả đồng bộ.

Ngân hàng liên tục rà soát, báo cáo và kiểm soát RR. Ngân hàng cần quan tâm đến việc nâng cao quản trị hệ thống và tránh các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh bằng cách rà sốt thường xun các rủi ro chính như TD, lãi suất, thanh khoản và thị trường để đảm bảo các RR này không vượt quá mức chấp nhận được.

Riêng với RRTD, ngân hàng cần hoàn thiện hệ thống xếp hạng nội bộ và hàng tháng phân tích các biến động về mức độ rủi ro cho từng ngành cũng như doanh nghiệp, đảm bảo không vượt quá các hạn mức đã xây dựng, qua đó duy trì nhất qn mức khẩu vị rủi ro của Ngân hàng.

- Hiện đại hóa cơng nghệ để vận hành mơ hình quản trị RRTD hiệu quả.

Vietinbank và BIDV có nền tảng cơng nghệ vững chắc, đây là cơ sở để có thể áp dụng mơ hình QTRRTD. Hệ thống thơng tin của các ngân hàng này đều được xử lý tự động tập trung, có các phần mềm phân loại được các khoản vay nào trong hạn, quá hạn và có vấn đề và từ đó đưa ra các báo cáo cho các cấp độ quản trị khác nhau. Hệ thống thông tin tập trung sẽ giúp cho các NH phân tích tốt hơn về khách hàng, và đưa ra các biện pháp quản trị rủi ro tương ứng. Do đó, cơng nghệ thơng tin là chìa khóa để vận hành mơ hình QTRRTD.

Ngân hàng cần xây dựng cho mình hệ thống cơng nghệ thơng tin hiện đại, giúp cho các cán bộ ngân hàng có thể dễ dàng tra cứu tìm kiếm thơng tin liên quan đến KH. Ngồi ra, hệ thống cơng nghệ thơng tin hiện đại cũng giúp nâng cao chất lượng cơng tác phân tích, thẩm định KH, giảm thiểu rủi ro do thiếu thông tin; xây dựng một hệ thống quản lý dữ liệu tập trung toàn hàng làm cơ sở đánh giá, theo dõi liên tục và kịp thời danh mục tín dụng đầu tư.

Một phần của tài liệu 1307 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w