Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1307 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 25 - 27)

Đối với các NHTM, quản trị rủi ro tín dụng thực sự cần thiết, bởi vì:

Thứ nhất: RRTD là một trong những vấn đề mà tất cả các NHTM phải đương

đầu. Phịng ngừa hạn chế RRTD là vấn đề khó khăn phức tạp, bởi lẽ RRTD mang tính tất yếu khách quan, ln gắn liền với hoạt động tín dụng, đồng thời lại rất đa

dạng phức tạp, RRTD thường khó kiểm sốt và dẫn đến những thiệt hại, thất thoát về vốn và thu nhập của ngân hàng.

Thứ hai: Nếu như hoạt động phòng ngừa hạn chế RRTD được thực hiện tốt thì

sẽ đem lại những lợi ích cho ngân hàng như: (1) giảm chi phí, nâng cao được thu nhập, bảo tồn vốn cho NHTM; (2) tạo niềm tin cho khách hàng gửi tiền và nhà đầu tư; (3) tạo tiền đề để mở rộng thị trường và tăng uy tín, vị thế, hình ảnh, thị phần cho ngân hàng.

Cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tốt giúp cho các ngân hàng thương mại gia tăng lợi thế cạnh tranh với các ngân hàng đối thủ trong và ngồi nước, là cơng cụ tạo ra giá trị và xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả

Thứ ba: Hoạt động phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng tốt sẽ đem lại lợi ích

cho cả nền kinh tế. Ngân hàng thương mại cung cấp nguồn vốn kinh doanh hiệu quả, kịp thời giúp tăng trưởng kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp, gia tăng niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam.

Bên cạnh đó, trong thời đại kinh tế hiện nay, các định chế tài chính có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nếu như một NHTM gặp vấn đề thì ngay lập tức sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến các ngân hàng khác. Thậm chí, có thể làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng mạnh, sức mua giảm, tỉ lệ thất nghiệp tăng, gây rối loạn trật tự xã hội, và hơn nữa sẽ kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt các ngân hàng trong nước và khu vực. Sự phá sản của một ngân hàng sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến hàng loạt các ngân hàng khác và ảnh hưởng xấu đến tồn bộ nền kinh tế. Vì vậy, quản trị RRTD đem lại sự an toàn, ổn định cho thị trường.

Thứ tư: Do vốn chủ sở hữu của ngân hàng so với tổng giá trị tài sản là rất nhỏ

nên chỉ cần một tỷ lệ nhỏ danh mục cho vay có vấn đề sẽ đẩy một ngân hàng tới nguy cơ phá sản. Đặc biệt, đối với những khoản vay doanh nghiệp thường có giá trị lớn nên tổn thất xảy ra nếu khoản vay không thu hồi được sẽ gây thiệt hại tới ngân hàng hết sức nặng nề.

Tuy nhiên, nếu NHTM quá chú trọng đến quản trị rủi ro, quá thận trọng trong hoạt động tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác, dẫn tới thu hẹp hay không

mở rộng được quy mô kinh doanh, mất thị phần trong cạnh tranh, ngân hàng thương mại sẽ khơng phát triển được. Vì vậy, tùy khẩu vị rủi ro của mỗi ngân hàng mà các nhà quản trị ngân hàng thương mại thực hiện công tác quản trị rủi ro tín dụng phù hợp.

Một phần của tài liệu 1307 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w