Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản Capital

Một phần của tài liệu 1307 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 32 - 33)

Capital

Adequacy Ratio - CAR)

Dựa vào kết cấu dư nợ tín dụng mà ta có thể xác định rủi ro tín dụng của ngân hàng cao hay thấp. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng. Nó được tính theo tỉ lệ phần trăm của tổng vốn cấp I và vốn cấp II so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng. Công thức xác định như sau: CAR = [(Vốn cấp I + Vốn cấp II) / (Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] * 100%

Tỷ lệ này thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính tồn cầu.

Bằng tỉ lệ này người ta có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh tốn các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được tỉ lệ này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền.

Chính vì lý do trên, các nhà quản lý ngành ngân hàng luôn xác định rõ và giám sát các ngân hàng phải duy trì một tỉ lệ an tồn vốn tối thiểu, ở Việt Nam tỉ lệ này hiện đang là 8%, giống như chuẩn mực Basel mà các hệ thống ngân hàng trên thế giới áp dụng phổ biến.

Khi tính tốn tỉ lệ an tồn vốn tối thiểu, người ta xét đến hai loại vốn: vốn cấp I (vốn nòng cốt) và vốn cấp II (vốn bổ sung), trong đó vốn cấp I được coi là có độ tin cậy và an tồn cao hơn. Ngoài yêu cầu đảm bảo cho CAR từ 8% trở nên, các ngân hàng còn phải đảm bảo tổng vốn cấp II không được vượt quá 100% vốn cấp I.

Một phần của tài liệu 1307 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w