c) Nguyên nhân từ ngân hàng:
2.4.2.2 Nguyên nhân của những tồn tạ
a) Nguyên nhân trong nội bộ ngân hàng
Thứ nhất, trình độ và năng lực CBTD cịn hạn chế. Cán bộ tín dụng có kinh
nghiệm có thể tìm hiểu thơng tin một cách đầy đủ, chính xác và xử lý một cách độc lập khách quan, đánh giá sơ bộ một cách chính xác về khách hàng vay vốn. Tuy nhiên, nhận thức, kinh nghiệm của mỗi người là khác nhau nên kết quả làm việc cũng
khác nhau. Mỗi CBTD phải thực hiện toàn bộ quy trình của một khoản vay, đảm nhiệm một khối lượng công việc rất lớn và thực hiện cho vay với các đối tượng khác nhau và đa dạng lĩnh vực ngành nghề. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc đánh giá khách hàng trước khi vay vốn và quản lý khách hàng sau khi vay vốn. Bên cạnh đó, tuổi đời của nhân viên khá trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều nên chưa thể đưa ra các đánh giá chính xác.
Thứ hai, quy chế quản lý rủi ro tín dụng cịn mang nặng tính lý thuyết. Trên
thực tế, do khối lượng cơng việc quá lớn, các bước kiểm sốt rủi ro cho vay có thể bị tối giản nhằm tăng thời gian tiếp thị, chăm sóc khách hàng mới. Bên cạnh đó, áp lực chỉ tiêu khiến nhiều đơn vị kinh doanh giảm bớt các khâu quản trị rủi ro. Thêm nữa, cạnh tranh giữa các ngân hàng rất cao, đặc biệt VPBank có lãi suất, phí cao
hơn các ngân hàng quốc doanh nên phải có các chính sách chăm sóc, tốc độ xử lý hồ sơ tốt để cạnh tranh. Neu yêu cầu khách hàng cung cấp quá nhiều hồ sơ sẽ làm khách hàng thấy khó chịu và giảm tính cạnh tranh của ngân hàng.
Thứ ba, rủi ro tín dụng phát sinh từ rủi ro hoạt động của ngân hàng. Cụ thể, do
con người cố tình làm sai, làm giả hồ sơ để đạt chỉ tiêu, hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc đạt các mục tiêu cá nhân khác. Hoặc do người dùng hạch toán nhầm lẫn, hệ thống kiểm sốt thơng tin nội bộ bị lỗi, truy xuất kết quả sai lệch dẫn đến khó khăn trong việc quản lý khách hàng như báo nợ sai, báo nợ muộn, không báo nợ cho khách Iiang,...
b) Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn
Nguyên nhân của những tồn tại trong cơng tác quản lý rủi ro tín dụng xuất phát một phần lớn từ phía các khách hàng vay vốn. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, các khách hàng đã khơng thực hiện cung cấp đầy đủ, chính xác các
tài liệu trong hồ sơ vay vốn. Các tài liệu tài chính mà khách hàng cung cấp khơng phải lúc nào cũng đáng tin cậy và đặc biệt hầu hết chưa được kiểm tra, kiểm toán đầy đủ.
Hơn nữa, trên thực tế chỉ có các cơng ty lớn, doanh nghiệp uy tín thực hiện đầy đủ các quy định về chế độ kế toán, kiểm tốn. Cịn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì cơ chế tài chính quy định với thành phần kinh tế này khá lỏng lẻo, việc thực hiện các quy định về chế độ kế toán và kiểm toán là chưa thống nhất và đầy đủ. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho cơng tác thẩm định của chuyên viên tín dụng.
Thứ hai, khách hàng khơng hợp tác với ngân hàng trong việc trao đổi thông
tin. Khách hàng không muốn tiết lộ nhiều thơng tin mang tính cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Mặt khác, để tiếp tục được hưởng các ưu đãi, các khách hàng có xu hướng giấu kín các vấn đề khó khăn của mình, chỉ khi khơng cịn khả năng trả nợ đúng hạn, khách hàng mới trao đổi với ngân hàng tìm cách xử lý, khi đó, khả năng phát sinh rủi ro là rất cao.
yếu kém trong khâu quản lý sử dụng vốn, gây thất thoát vốn dẫn đến thua lỗ và mất khả năng trả nợ ngân hàng.
c) Nguyên nhân khác
Hoạt động của trung tâm CIC chưa cập nhật liên tục. Trong trường hợp khách hàng có nhu cầu giải ngân thường xuyên thì việc cập nhật thơng tin CIC 1 tháng/lần không đáp ứng được yêu cầu quản lý khách hàng.