Hiệu quả huy động vốn và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả huy

Một phần của tài liệu 1405 tăng cường huy động vốn tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tam trinh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 34 - 39)

1.2.7. Hiệu quả huy động vốn và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả huyđộng vốn động vốn

1.2.7.1. Khái niệm hiệu quả huy động vốn

Mỗi một nghiệp vụ, mỗi một hoạt động ngân hàng hay bất kỳ một chủ thể nào trong nền kinh tế đều được phản ánh thông qua hai mặt là số lượng và chất lượng. Số lượng được biểu hiện thông qua doanh số hoạt động của các

nghiệp vụ trong một thời kỳ nhất định. Còn chất lượng biểu hiện trong tính hiệu quả, trong tác dụng thực tiễn và mức độ ảnh hưởng của quá trình thực hiện nghiệp vụ đó đối với việc thực hiện kế hoạch kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể, cũng như chiến lược phát triển lâu dài của ngân hàng. Muốn phát triển hoạt động ngân hàng một cách toàn diện, thì hiệu quả hoạt động của từng nghiệp vụ đều phải được quan tâm và nghiệp vụ huy động vốn không phải là một ngoại lệ.

Việc đẩy mạnh công tác huy động vốn tại các ngân hàng là việc làm tất yếu do tầm quan trọng của vốn đối với nền kinh tế, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, số lượng vốn huy động được nhiều hay ít, mới chỉ là một khía cạnh của vấn đề hiệu quả, còn nhiều khía cạnh khác liên quan đến hiệu quả huy động vốn cũng phải được nhìn nhận, đánh giá như: phương pháp thực hiện công tác huy động vốn, chi phí thực tế phát sinh đến việc huy động vốn, vốn huy động được sử dụng như thế nào, lợi nhuận và các rủi ro khi tiến hành huy động vốn... Đó là tổng thể các khía cạnh khi xem xét đến vấn đề hiệu quả của công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại.

Vấn đề có thể thấy rõ hơn khi thực hiện so sánh việc huy động vốn của hai ngân hàng. Cùng với một lượng vốn huy động được như nhau, nhưng mỗi ngân hàng có một hệ thống các công cụ khác nhau, bỏ ra những chi phí khác nhau, nên lợi ích thu được từ lượng vốn huy động để sử dụng cho vay, đầu tư và thực hiện các hoạt động kinh doanh khác. cũng khác nhau. Có sự khác biệt đó là do những nguyên nhân chủ quan như chủ trương, mục tiêu, công tác điều hành kinh doanh trong từng thời kỳ và những nguyên nhân khách quan như môi trường kinh doanh, chế độ, chính sách trong từng thời kỳ. Vì vậy, một ngân hàng muốn đạt hiệu quả huy động vốn cao, thì cần phải có sự đánh giá, phân tích thị trường và cần bám sát nhu cầu cho vay, đầu tư và các vấn đề khác có liên quan.

Hiệu quả huy động vốn còn là chỉ tiêu phản ánh trình độ quản lý kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua việc tăng lợi nhuận của NHTM. Việc các nhà quản lý ngân hàng đưa ra được các quyết định, chính sách, cơ chế huy động vốn trong từng thời kỳ bám sát vào sự biến động của môi trường kinh doanh và nhu cầu vốn của khách hàng sẽ có tác động trực tiếp trong việc huy động được các nguồn vốn ổn định với chi phí thấp nhất phục vụ cho phát triển kinh doanh.

Từ những phân tích trên có thể hiểu: Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại là tiêu chí phản ánh sự tương quan giữa khối lượng vốn huy động với chi phí bỏ ra để có được số vốn ấy và hệ số vốn được sử dụng trên tổng số vốn huy động được trong một thời gian nhất định.

1.2.7.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn

a. Cơ cấu của nguồn vốn phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn

Các nguồn vốn huy động được phân chia vào danh mục tài sản của ngân hàng như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng khác, cho vay, mua chứng khoán,... Danh mục tài sản của ngân hàng cũng cần được xem xét dưới giác độ cấu trúc thời hạn để xác định sự phù hợp với nguồn vốn.

Thông thường, các ngân hàng vẫn sử dụng một phần nguồn vốn có thời hạn ngắn để đầu tư vào các tài sản có thời hạn dài hơn, nhưng chỉ ở một tỷ lệ cho phép nhất định, vì nếu lớn hơn tỷ lệ đó nữa tức là đã sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn vượt mức an toàn, dẫn đến một thời điểm nào đó sẽ phải chịu sức ép về khả năng thanh toán, vì dư nợ cho vay là loại tài sản kém lỏng, mà cho vay dài hạn là loại tài sản kém lỏng nhất. Ngược lại, nếu ngân hàng sử dụng nguồn vốn dài hạn để cho vay ngắn hạn, thì sẽ khó đảm bảo chênh lệnh lãi suất và không hiệu quả, vì nguồn vốn dài hạn có chi phí cao hơn, trong khi lãi suất cho vay ngắn hạn thường thấp hơn lãi suất cho vay trung và dài hạn.

Mô hình cấu trúc kỳ hạn giúp chúng ta phân tích sự phù hợp giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Dựa vào đó, Ngân hàng tiến hành điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn và danh mục tài sản để vừa nâng cao hiệu suất sử dụng vốn, tăng doanh lợi, đồng thời duy trì khả năng thanh toán (trường hợp thiếu dự trữ), đầu tư thêm tài sản sinh lời (trường hợp thừa vốn) hoặc chuẩn bị tái đầu tư cho một số tài sản sắp đến hạn.

Danh mục tài sản và cấu trúc thời hạn của tài sản thường được xây dựng trên cơ sở quy mô, cơ cấu nguồn vốn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các ngân hàng phải điều chỉnh lại nguồn vốn cho phù hợp với sử dụng vốn do kế hoạch mở rộng kinh doanh, hoặc theo chỉ định của Chính phủ về đầu tư trong giai đoạn đó.

- Sự phù hợp còn thể hiện giữa lãi suất của từng nhóm tài sản với lãi suất phải trả cho nguồn vốn. Về nguyên tắc, lãi suất trên tài sản phải cao hơn lãi suất trên nguồn vốn có cùng kỳ hạn và các tài sản có thời hạn dài hơn, phải có lãi suất cao hơn để bù đắp chi phí (lãi suất) cao hơn của nguồn vốn.

b. Chi phí nguồn vốn huy động

Thành phần cơ bản của chi phí huy động vốn của các ngân hàng thể hiện ở khoản chi phí trả lãi (trả lãi cho tiền gửi và tiền vay), cùng với khoản chi phí không dưới dạng lãi suất (chi phí phi lãi suất) mà ngân hàng bỏ ra để huy động vốn.

Chi phí trả lãi chiếm phần lớn chi phí huy động vốn. Chi phí trả lãi được thể hiện thông qua lãi suất. Tuy nhiên lãi suất là yếu tố luôn biến động theo thị trường, NHTM không thể kiểm soát được hoàn toàn. NHTM chỉ có thể nghiên cứu, phân tích để đưa ra chính sách lãi suất cho từng hình thức huy động cho phù hợp để sử dụng được nguồn vốn có chi phí thấp và tránh rủi ro lãi suất.

phi lãi suất. Đó là các chi phí quản lý, chi phí nhân viên, tiếp thị khuyến mại... Trong khi lãi suất biến động theo thị trường, NHTM không thể kiểm soát được,

thì các chi phí phi lãi suất lại hoàn toàn phụ thuộc vào việc quản lý của NHTM.

Hiệu quả huy động vốn của NHTM thể hiện rõ qua các chi phí phi lãi suất. Để đánh giá hiệu quả huy động vốn qua chi phí huy động vốn, ta sử dụng các tiêu chí sau: Tổng chi phí huy động vốn 1. __________________________ Tổng nguồn vốn huy động Tổng chi phí trả lãi 2. _________________________ Tổng nguồn vốn huy động

Tổng chi phí phi lãi suất

3. --- Tổng nguồn vốn huy động

1.2.7.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả huy động vốn

Huy động vốn là một nghiệp vụ truyền thống cơ bản và là nghiệp vụ xương sống trong hoạt động của NHTM. Đó là cơ sở để thực hiện tất cả các hoạt động sử dụng vốn. Vì thế, hiệu quả của hoạt động huy động vốn có mối liên hệ mật thiết, là tiền đề cũng như kết quả được phản ánh từ hiệu quả hoạt động của các nghiệp vụ ngân hàng khác. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả huy động vốn trong hoạt động ngân hàng có ý nghĩa:

Một là, góp phần làm giảm chi phí, giảm giá thành. Việc xác định hiệu quả huy động vốn giúp các NHTM đánh giá được chi phí mà đơn vị đã bỏ ra và lợi nhuận thu được từ nguồn vốn mà mình đã huy động. Từ đó đưa ra những cơ chế, chính sách hợp lý trong từng thời kỳ để có thể giảm chi phí cho

nguồn vốn huy động nói riêng và giảm chi phí kinh doanh nói chung.

Hai là, hiệu quả huy động vốn cao sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mại. Việc đánh giá hiệu quả huy động vốn sẽ làm cho ngân hàng phát huy được thế mạnh, khắc phục được những điểm yếu trong công tác huy động vốn của mình, nhờ đó chủ động hơn trong việc tạo lập, sử dụng, tạo điều kiện giành ưu thế cạnh tranh với các ngân hàng khác trên thị trường.

Ba là, trong phạm vi nền kinh tế, hiệu quả huy động vốn cao đồng nghĩa với việc giảm giá hàng hóa trên thị trường. Với chi phí sử dụng vốn vay của ngân hàng thấp, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội giảm giá thành sản phẩm, giảm giá bán hàng hóa trên thị trường.

Một phần của tài liệu 1405 tăng cường huy động vốn tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tam trinh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w