Các sản phẩm huy động vốn

Một phần của tài liệu 1405 tăng cường huy động vốn tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tam trinh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 69 - 73)

Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn vốn theo sản phẩm huy động

A. Tiền gửi không kỳ hạn 420 35.6 219 18.5 -201 -47.8 400 27.6 +181 +82.6 B. Tiền gửi có kỳ hạn 758 64.4 967 81.5 +209 +27.5 1049 72.4 +82 +8.5 -Kỳ hạn từ 1- 12 tháng 287 24.4 311 26.2 +24 +8.3 6 556 38.4 +245 +78.7 -Kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 312 26.4 391 33 +79 +25.3 135 9.3 -256 -82.3 -Bậc thang 158 13.4 264.1 22.2 +106. 1 +67.1 357.1 24.6 +93 +35.2 -Gửi góp 1 02 09 01 ^Ôĩ +10 09 01 õ õ Tổng số 1.178 100 1.186 100 +8 +0.67 1.449 ĩõỡ +263 +22

Đây là loại vốn có chi phi thấp nhất với mức lãi suất thường dao động từ 2,5% đến 3% năm. Chủ yếu là tiền gửi để khách hàng phục vụ cho mục đích thanh toán chi trả tiền hàng, đây là nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trên tài khoản

tiền gửi. Do vậy NHNo thường khuyến khích việc mở tài khoản đối với các doanh nghiệp và có các chính sách ưu đãi về dịch vụ thanh toán.

S Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Đây là sản phẩm huy động vốn chủ yếu của NHNo&PTNT Tam Trinh và được khách hàng ưa chuộng nhất bởi tính ưu việt của nó: lãi suất cao, kỳ hạn đa dạng và tự động nhập lãi vào gốc khi đến hạn. Để huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế ngoài các sản phẩm truyền thống như tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng... thì NHNo&PTNT Tam Trinh ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn như:

- Tiết kiệm có kỳ hạn từ 1-12 tháng: Năm 2010 nguồn vốn huy động được từ sản phẩm này là 287 tỷ đồng, tăng thêm 24 tỷ đồng tương ứng 8.36% vào năm 2011, năm 2012 đạt 556 tỷ đồng tăng 245 tỷ đồng tương đương 78.7%.

- Tiết kiệm có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: Năm 2010 huy động đạt 312 tỷ đồng, tăng lên 391 tỷ đồng vào năm 2011, nhưng đến năm 2012 giảm chỉ còn 135 tỷ, giảm 256 tỷ so với năm 2011 tương đương 82.3%.

- Tiết kiệm bậc thang: Năm 2010 huy động đạt 158 tỷ đồng, đến năm 2011 tăng lên 264.1 tỷ đồng tăng 106.1 tỷ đồng so với năm 2010 tương ứng 67.1%, năm 2012 đã tăng thêm 93 tỷ đồng tương ứng 35.2% đưa nguồn vốn huy động từ sản phẩm này lên thành 357.1 tỷ đồng.

- Tiết kiệm gửi góp: là hình thức mà khách hàng có thể gửi tiền nhiều lần với nhiều thời gian khác nhau cho một sổ tiết kiệm để được một số dư nhất định đã cam kết với ngân hàng. Đây là hình thức huy động vốn của các khách hàng có mức thu nhập thường xuyên, ổn định hàng tháng. Tuy nhiên hình thức này có mức lãi suất không cao và phải thường xuyên đến ngân hàng giao dịch gửi tiền theo cam kết nên số lượng khách hàng tham gia rất ít, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, hầu như ko tăng qua các năm. Năm 2010 là 1 tỷ đồng, năm 2011 là 0.9 tỷ đồng, năm 2012 là 0.9 tỷ đồng.

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy các sản phẩm huy động

vốn của Chi nhánh còn chưa đa dạng, chỉ triển khai một vài sản phẩm huy động vốn của NHNo&PTNT Việt Nam. Tổng nguồn vốn tăng qua các năm, và có sự chuyển dịch vốn giữa các sản phẩm huy động, lượng tiền huy động được từ sản phẩm tiết kiệm bậc thang tăng mạnh nhất trong các loại sản phẩm huy động. Điều này cho thấy điểm mạnh của sản phẩm huy động tiết kiệm này. Đây là sản phẩm Chi nhánh nên tăng cường tập trung quảng cáo.

Một phần của tài liệu 1405 tăng cường huy động vốn tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tam trinh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w