2.3.2.1. Hạn chế
(1) Cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý
Hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT Tam Trinh trong những năm qua tuy vẫn tiếp tục tăng trưởng, nhưng lại có xu hướng tăng nguồn vốn ngắn hạn, giảm dần nguồn vốn trung và dài hạn dẫn đến Chi nhánh phải dùng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Tuy nhiên tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn vẫn chưa vượt quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Nhưng điều đó cho thấy Chi nhánh sẽ phải đối mặt với rủi ro thanh khoản khi có sự chênh nhau về kỳ đến hạn rút vốn của khách hàng gửi tiền và kỳ đáo hạn trả nợ của khách hàng vay vốn.
(2) Quy mô nguồn vốn có sự tăng trưởng, nhưng tốc độ tăng trưởng chưa cao.
(3) Sản phẩm huy động vốn còn chưa phong phú, thiếu tính cạnh tranh Chỉ mới triển khai 4 sản phẩm huy động vốn trong danh mục các sản phẩm huy động vốn của NHNo&PTNT Việt Nam, trong đó tập trung các sản phẩm huy động truyền thống, không có tính mới mẻ, thiếu sức hút so với các NHTM khác.
(4) Cơ chế điều hành vốn trong nội bộ NHNo
Chi nhánh chịu sự điều hành của NHNo&PTNT Việt Nam, do đó không chủ động điều chỉnh trong công tác huy động vốn, để linh hoạt với thị trường. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn.
2.3.2.2. Nguyên nhân
S Nguyên nhân khách quan:
(I) Yeu tố thị trường: các yếu tố vĩ mô như CPI và lạm phát cao, tốc độ
tăng trưởng tín dụng liên tục cao trong những năm qua đã khiến mặt bằng lãi suất trong năm thường xuyên ở mức cao. NHNN và Hiệp hội ngân hàng
thường xuyên phải chỉ đạo/thống nhất các mức đồng thuận, nhưng tính thực thi không cao. Khi NHNN áp dụng mức lãi suất trần huy động thì hầu hết các ngân hàng đều chưa thực hiện lãi suất thực một cách nghiêm túc, mà vẫn phổ biến áp dụng mức lãi suất thực cao hơn lãi suất đồng thuận thông qua các hình thức khuyến mại hấp dẫn, áp dụng lãi suất thưởng....tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng. Trong cuộc cạnh tranh đó các ngân hàng tuân thủ luôn chịu thiệt thòi (Chi nhánh NHNo&PTNT Tam Trinh cũng không phải là ngoại lệ), bị ảnh hưởng bởi những chính sách ‘vượt rào’ của các NHTMCP.
(2) Yếu tố khách hàng: trong bối cảnh diễn biến phức tạp, không ổn định của lãi suất, tỷ giá, tâm lý của khách hàng chỉ lựa chọn gửi kỳ hạn ngắn hoặc hình thức huy động linh hoạt. Đồng thời, do có sự không đồng đều về lãi suất, khi các NHTM có lãi suất cao hơn thì khách hàng lập tức rút vốn, gây ra sự thiếu ổn định của nguồn vốn. Sự hiểu biết của dân cư trên địa bàn về các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng chưa cao cũng là một khó khắn mà Chi nhánh phải đối mặt. Mặt khác trong tình trạng khó khăn chung của nền kinh tế đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng là doanh nghiệp, nên có xu hướng rút tiền để phục vụ kinh doanh.
(3) Yếu tố địa lý: Chi nhánh nằm trong địa bàn hoạt động rộng, dân cư chủ yếu là bà con nông dân làm nghề nuôi cá, thu nhập thấp, nên nguồn vốn nhàn rỗi không dồi dào. Khu công nghiệp chưa phát triển, chưa ổn định, các doanh nghiệp có trụ sở đóng trên địa bàn quận Hoàng Mai chiếm tỷ lệ thấp so với các quận khác tại Hà Nội. Tiền gửi thanh toán tại chi nhánh chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động (trung bình khoảng từ 65- 70%), song so với các chi nhánh khác như chi nhánh Hoàn Kiếm, chi nhánh Đống Đa, chi nhánh Tràng Tiền.thì vẫn còn ít, chỉ đạt khoảng 80% so với các chi nhánh này. Ngoài ra, trên địa bàn có ít doanh nghiệp hoạt động trên
lĩnh vực xuất nhập khẩu, nên nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ còn thấp.
S Nguyên nhân chủ quan:
(1) Yeu tố về cơ chế điều hành: trong điều kiện lãi suất năm 2010-2012 biến động mạnh, mặc dù lãi suất huy động vốn của Chi nhánh luôn theo sát với lãi suất của NHNo&PTNT Việt Nam, và được điều hành linh hoạt đảm bảo tính cạnh tranh, song NHNo&PTNT Việt Nam không đi đầu trong việc nâng lãi suất, không thể chấp nhận huy động với mức lãi suất quá cao như một số ngân hàng thương mại cổ phần. Nên tại một số thời điểm lãi suất huy động vốn của NHNo&PTNT Tam Trinh chưa thật sự cạnh tranh với đối thủ trên thị trường, chưa theo kịp được các hình thức cạnh tranh lãi suất đa dạng, linh hoạt của các ngân hàng thương mại cổ phần trong địa bàn, nên phải chấp nhận một số lượng lớn khách hàng rút vốn ra khỏi Chi nhánh.
(2) Yếu tố về chính sách khách hàng, marketing: kế hoạch tiếp thị, chăm sóc khách hàng có nguồn vốn nhàn rỗi đã được xây dựng nhưng chưa được triển khai mạnh mẽ, công tác tiếp thị chưa được quan tâm đúng mức. Cơ chế chăm sóc khách hàng chưa đủ sức cạnh tranh đối với các ngân hàng thương mại cổ phần khiến cho công tác tiếp thị khách hàng còn gặp nhiều khó khăn.
Chi nhánh chưa thực sự chủ động, nhạy bén trong công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng, chưa có sự đánh giá thường xuyên, theo dõi sát sao kế hoạch dòng tiền, chu kỳ thanh toán của khách hàng để có giải pháp tiếp thị huy động vốn kịp thời.
(3) Yếu tố về sản phẩm, công nghệ: việc phát triển sản phẩm mới trong huy động vốn của Chi nhánh hầu như không có, phụ thuộc vào các sản phẩm và chương trình của NHNo&PTNT Việt Nam, các sản phẩm huy động vốn đang triển khai tại Chi nhánh còn đơn điệu, chưa đa dạng, chưa tạo ra được sản phẩm riêng biệt có sức cạnh tranh trên thị trường.
Đồng thời, chưa có chương trình hỗ trợ việc xây dựng quản lý khách hàng tổng thể để phục vụ công tác đánh giá phân tích khách hàng, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp, tổ chức kinh tế.
(4) Yếu tố con người: đội ngũ cán bộ của Chi nhánh có trình độ và tinh
thông về nghiệp vụ phân tích thị trường, dự đoán thị trường và marketing còn rất hạn chế. Mặt khác sự phối hợp giữa các bộ phận nghiệp vụ chưa chặt chẽ, nên hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động huy động vốn nói riêng của Chi nhánh chưa cao.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Tóm lại, qua phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT Tam Trinh chúng ta thấy được kết quả cũng như những hạn chế về hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT Tam Trinh. Trên cơ sở đó luận văn đưa ra những giải pháp cần thiết trong chương 3 nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của NHNo&PTNT Tam Trinh. Đồng thời đề xuất một số kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam, NHNN và Chính phủ để các giải pháp đã nêu được phát huy hiệu quả tối đa.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN TAM TRINH