Kiến nghị với Chính Phủ

Một phần của tài liệu 1405 tăng cường huy động vốn tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tam trinh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 103 - 108)

- Thứ nhất, Ôn định môi trường kinh tế vĩ mô

Môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của ngân hàng. Nó tạo điều kiện thuận lợi nhưng cũng gây không ít khó khăn, cản trở công tác huy động vốn. ổn định kinh tế vĩ mô là thành quả của sự phối hợp nhiều chính sách như: chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách đối ngoại... trong đó chính sách tiền tệ có vai trò quan trọng đối với ngân hàng.

Đối với nền kinh tế hiện nay một trong những nội dung của việc tạo lập kinh tế vĩ mô chính là việc: chống lạm phát, ổn định tiền tệ. Nó chính là điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các giải pháp có hiệu quả. Thực tế đã chứng tỏ rằng, Nhà nước và các ngành trong đó trước hết là NHNN đã thành công trong việc tạo lập và duy trì ổn định tiền tệ. NHNN bắt đầu sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô có hiệu quả, giảm tỷ lệ lạm phát . Đây là điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các giải pháp có hiệu quả. Trong giai đoạn tới, một trong những giải pháp ổn định chủ yếu là phải kiểm soát và điều chỉnh cơ cấu đầu tư sao cho nền kinh tế tăng trưởng cao trong thế ổn định, bền vững. Đồng thời cũng là điều kiện phát huy tác dụng của chính sách tiền tệ trong việc điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông, mở rộng hoặc thu hẹp khối lượng tiền cung ứng cho phù hợp với các mục tiêu và sự biến động của nền kinh tế.

- Thứ hai, Tạo môi trường pháp lý.

Việc ban hành một hệ thống pháp lý đồng bộ và rõ ràng không chỉ tạo niềm tin cho dân chúng mà những quy định, khuyến khích của Nhà nước sẽ tác động trực tiếp đến việc điều chỉnh tiêu dùng và tiết kiệm, chuyển một bộ phận tiêu dùng chưa cần thiết sang đầu tư, chuyển dần tài sản cất giữ từ vàng, ngoại tệ hoặc bất động sản sang đầu tư trực tiếp vào sản suất kinh doanh hoặc

gửi tiền vào ngân hàng. Nhà nước nên có những chính sách khuyến khích người dân tiết kiệm hơn nữa nhưng trước hết các cơ quan nhà nước phải là người đi đầu trong công tác này. Ngày nay chúng ta đang tiếp tục phát triển nền kinh tế đất nước theo cơ chế thị trường. Theo cơ chế này các doanh nghiệp, thành phần kinh tế tự do cạnh tranh và phát triển, hệ thống các NHTM cũng vậy. Các NHTM cũng phải được tự do cạnh tranh, loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi hệ thống giúp nâng cao uy tín, nâng cao sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng. Do đó các cơ quan nhà nước không nên can thiệp sâu vào hoạt động của các NHTM mà cần tạo điều kiện để các NHTM hoạt động tốt. Hệ thống ngân hàng được coi là mạch máu của nền kinh tế do đó giữ cho hệ thống ngân hàng hoạt động một cách hài hoà, ổn định là điều kiện cần thiết. Vì vậy Nhà nước cần ban hành một hệ thống các các quy định về hoạt động của các NHTM một cánh thống nhất, đầy đủ giúp các ngân hàng hoạt động một cách dễ dàng.

Hệ thống các văn bản pháp quy phải đầy đủ thống nhất, không được chồng chéo giúp cho các ngân hàng dễ dàng khi áp dụng. Hiện nay hệ thống pháp luật nước ta đang được sửa đổi nhằm đáp ứng nhu cầu đó nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều hạn chế. Các văn bản pháp luật vẫn còn chồng chéo, có nhiều hành vi được nhiều luật điều chỉnh nhưng có hành vi chưa được pháp luật điều chỉnh. Mặt khác các văn bản pháp quy của nước ta hiện nay vẫn còn thiếu do những thay đổi thường xuyên trong quá trình hoạt động phát sinh những tranh chấp, những vấn đề trước đây chưa có. Do đó việc làm cần thiết hiện nay là Nhà nước nên tìm cách xây dựng một hệ thống pháp luật vừa thống nhất, vừa đầy đủ tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động một cách lành mạnh, đạt hiệu quả cao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 của luận văn đã đưa ra định hướng huy động vốn của Chi nhánh NHNo&PTNT Tam Trinh xuất phát từ hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Từ đó đưa ra giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Tam Trinh. Những giải pháp này mang tính thực tiễn và gắn liền với thực trạng của Chi nhánh, giúp cho Chi nhánh phần nào giải quyết được những hạn chế trong công tác huy động vốn được đề cập tại chương 2.

KẾT LUẬN

Vốn luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với hoạt động của mọi tổ chức, đặc biệt là các NHTM, với vai trò trung gian, là cầu nối để đưa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, thì vốn lại càng có ý nghĩa quan trọng. Huy động vốn là nghiệp vụ thường xuyên, cơ bản và là vấn đề trung tâm trong hoạt động của bất kỳ ngân hàng nào. Công tác huy động vốn của NHTM có vai trò to lớn trong việc quyết định quy mô hoạt động kinh doanh của NHTM và cung ứng vốn cho nền kinh tế. Việc tăng cường huy động vốn mang tính cấp thiết cho cả ngân hàng và cả nền kinh tế vì nó là yếu tố đầu vào tác động trực tiếp đến quy mô đầu ra sinh lời cho ngân hàng, đồng thời phục vụ trực tiếp cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Do vậy, làm thế nào để tăng cường huy động vốn của ngân hàng đảm bảo số lượng, chất lượng và thời gian với chi phí thấp nhất luôn là vấn đề thường xuyên được các nhà quản lý ngân hàng quan tâm. Nhất là trong thời gian gần đây, vấn đề huy động vốn đang trở thành bài toán khó đối với các NHTM bởi sự không ổn định của nền kinh tế cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NHTM trên thị trường. Đây là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải đi sâu nghiên cứu ở nhiều góc độ và nhiều phương diện khác nhau. Trong thời gian tới, chi nhánh NHNo&PTNT Tam Trinh cần phải có các biện pháp kết hợp đồng bộ giữa sự cố gắng của bản thân chi nhánh cùng với sự hỗ trợ giúp đỡ của các ngành, các cấp có liên quan trong việc tăng cường huy động vốn nói riêng và hoạt động kinh doanh của chi nhánh nói chung nhằm phục vụ cho công cuộc phát triển nền kinh tế, cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển vào năm 2020.

Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng huy động vốn tại NHNo&PTNT Tam Trinh, đề tài ““Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh

Do hạn chế về thời gian, tài liệu nghiên cứu và sự hiểu biết của bản thân, các giải pháp tác giả đưa ra trong luận văn có thể chưa đầy đủ và cụ thể nhưng hy vọng luận văn sẽ đóng góp một phần vào việc nâng cao hiệu quả huy động vốn nói riêng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Tam Trinh nói chung trong thời gian tới.

Tôi xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn, Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp tại NHNo&PTNT Tam Trinh đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bản luận văn này.

No&PTNT Tam Trinh

2. Bảng cân đối kế toán năm 2010, 2011, 2012 của Ngân hàng No&PTNT Tam Trinh

3. GS.TS.Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, 2009.

4. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2010), Giáo trình Kinh tế Tiền tệ - Ngân hàng,

NXB Thống kê, Hà Nội.

5. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại , NXB Đại học Kinh Tế Quốc dân, Hà nội.

6. Nguyễn Thị Minh Hiền (2004), Giáo trình marketing ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

7. Học viện Ngân Hàng (2002), Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB thống kê, Hà Nội.

8. Nguyễn Minh Kiều (2007), Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại,

NXB Thống kê, Hà Nội.

9. Frederic S.Mishkin (1995), Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính,

Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

10. Peter S Rose (2004), “Quản trị Ngân hàng thương mạỉ”, NXB Tài chính, Hà Nội.

11. Tạp chí Ngân hàng các năm 2010, 2011, 2012.

12. Nghị định 25/2010/NĐ-CP ngày 19/03/2010 của Chính phủ về việc

chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu

Một phần của tài liệu 1405 tăng cường huy động vốn tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tam trinh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w